Tiêm kích Su-57 Nga tới Ai Cập để tìm kiếm cơ hội mới

Tiêm kích tàng hình Su-57 Felon Nga đã hạ cánh tại Ai Cập, chuẩn bị trình diễn khả năng của mình tại Triển lãm hàng không quốc tế Ai Cập 2024 để tìm kiếm khách hàng mới.

Tiêm kích tàng hình Su-57 trang bị tên lửa mới Kh-69 mới đã hạ cánh xuống Ai Cập để riển lãm hàng không quốc tế Ai Cập 2024. Thông báo này đến từ các tập đoàn nhà nước Nga Rostec và Rosoboronexport vừa cho biết.

Ngoài chiến đấu cơ Su-57, Nga còn đem sang nhiều vũ khí khác như trực thăng Ka-52, UAV Orlan, tên lửa phòng không Tor-M2E, Pantsir-S1, Verba...

Theo Rosoboronexport, sứ mệnh của họ tại Ai Cập có nhiều mục tiêu. Trước hết, họ hướng đến việc thiết lập quan hệ đối tác để cùng phát triển.

Ngoài ra, Nga cam kết đảm bảo rằng ngành công nghiệp quốc phòng nước này sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện nhất quán tại các diễn đàn vũ khí trong tương lai trên lục địa này.

Người Nga có thể đang tìm kiếm một đối tác cho chương trình tiêm kích tàng hình Su-57 từ một số quốc gia châu Phi.

Moscow được cho là đang cần một đối tác trong quá trình phát triển vũ khí này hơn bao giờ hết. Vì thế họ đã được tiêm kích tàng hình Su-57 tới đây.

Algeria luôn là một bên mua đáng kể các thiết bị quân sự của Nga và được coi là một trong những ứng cử viên có khả năng mua tiêm kích tàng hình Su-57 nhất.

Mối quan tâm của Algeria phù hợp với những nỗ lực hiện đại hóa quân sự đang diễn ra của nước này nhằm duy trì lợi thế công nghệ trong khu vực.

Ai Cập, một đối tác quân sự quan trọng khác của Nga, cũng đã thể hiện sự quan tâm, đặc biệt là khi xét đến vị trí chiến lược và nhu cầu tăng cường năng lực không quân của nước này.

Các cuộc đàm phán vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng Algeria có vẻ là nước tiến triển nhất, có khả năng tiến gần đến các thỏa thuận chính thức để mua tiêm kích tàng hình Su-57.

Nga đã tích cực quảng bá Su-57E, đây là phiên bản dành cho xuất khẩu có các yếu tố được cải tiến như thiết kế động cơ mới và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.

Mặc dù có sự quan tâm từ một số quốc gia, nhưng chi phí cao và các đánh giá hiệu suất hỗn hợp đặt ra những thách thức đáng kể cho Su-57 để có thể ký kết các thỏa thuận này.

Việc triển khai hạn chế Su-57 trong các hoạt động của riêng Nga, đặc biệt là ở Ukraine, đã khiến một số chuyên gia đặt câu hỏi về hiệu quả chiến đấu của dòng chiến đấu cơ này.

Tại Algeria, các nhà phân tích và quan chức quân sự coi Su-57 là yếu tố quan trọng để duy trì sự thống trị quân sự trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh chạy đua vũ trang với nước láng giềng Morocco.

Các báo cáo cho biết, Algeria đã ký hợp đồng mua 14 máy bay chiến đấu Su-57E, nếu đây là sự thực thì là bước tiến đáng kể trong việc hiện đại hóa lực lượng không quân nước này.

Các quan chức quốc phòng Algeria ca ngợi khả năng tàng hình tiên tiến, khả năng cơ động và hệ thống điện tử hàng không hiện đại của Su-57, họ tin rằng những tính năng này sẽ mang lại lợi thế đáng kể trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào.

Mặc dù Ai Cập chưa xác nhận bất kỳ giao dịch mua nào, nhưng vẫn đang có những cuộc thảo luận và sự quan tâm đến Su-57.

Các chuyên gia quân sự Ai Cập coi việc mua Su-57 là một bước ngoặt tiềm năng cho năng lực phòng thủ của nước này trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực.

Xu hướng này phản ánh một mô hình rộng hơn trong hoạt động mua sắm quân sự của châu Phi, nơi công nghệ tiên tiến từ các cường quốc như Nga ngày càng được coi là thiết yếu để duy trì an ninh và ảnh hưởng trong khu vực.

Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây vẫn còn hoài nghi về khả năng Moscow có thể đạt được thỏa thuận Su-57 với bất kỳ quốc gia châu Phi nào, bao gồm cả Algeria hoặc Ai Cập.

Họ nêu ra những thách thức đáng kể như hạn chế kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể cản trở các thỏa thuận như vậy.

Một vấn đề quan trọng là giá thành của Su-57. Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng máy bay này có giá quá cao đối với nhiều quốc gia châu Phi, ngay cả những quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn hơn như Algeria và Ai Cập.

Những thách thức kinh tế mà các quốc gia này phải đối mặt, trở nên tồi tệ hơn do suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra, khiến việc chi tiêu quân sự lớn như vậy trở nên khó khăn.

Hơn nữa, các chuyên gia phương Tây cho rằng các yếu tố địa chính trị có thể ngăn cản các quốc gia mua thiết bị quân sự của Nga.

Ví dụ, các quốc gia như Ai Cập, vốn đã bị đe dọa trừng phạt theo Đạo luật CAATSA để ngăn các quốc gia này mua vũ khí của Nga.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc bán bán Su-57 cho các quốc gia châu Phi có thể vẫn thành hiện thực, đặc biệt là nếu Nga đưa ra các điều khoản hấp dẫn hoặc các thỏa thuận hỗ trợ tài chính.

Họ cũng nhận ra rằng các tham vọng địa chính trị của các quốc gia như Algeria, vốn có mối quan hệ quân sự lâu dài với Nga, có thể khơi dậy sự quan tâm trong việc bổ sung Su-57 để tăng cường sức mạnh không quân của họ.

Su-57 Felon là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm do công ty Sukhoi của Nga phát triển. Nó được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm chiếm ưu thế trên không và tấn công mặt đất.

Su-57 có chiều dài khoảng 20,1 mét, sải cánh 14,1 mét và chiều cao 4,6 mét. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó là khoảng 35.000 kg.

Máy bay được trang bị hai động cơ Saturn Izdeliye 30, đây là động cơ phản lực cánh quạt tiên tiến được thiết kế để cung cấp lực đẩy cao và hiệu quả nhiên liệu.

Các đặc điểm kỹ thuật của Su-57 bao gồm tốc độ tối đa Mach 2 hoặc 2.500 km/giờ, tầm bay khoảng 3.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu và trần bay là 20.000 mét.

Bộ thiết bị điện tử hàng không của Su-57 rất tinh vi, kết hợp một loạt các hệ thống tiên tiến cho điều hướng, liên lạc và tác chiến điện tử.

Máy bay được trang bị buồng lái bằng kính có màn hình đa chức năng, màn hình hiển thị thông tin trên kính chắn gió [HUD] và hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số tiên tiến.

Su-57 được trang bị nhiều loại cảm biến và hệ thống, bao gồm hệ thống radar mảng pha điện tử tiên tiến N036 Byelka, có thể theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu ở khoảng cách xa.

Ngoài ra Su-57 còn trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại [IRST], hệ thống đối phó điện tử [ECM] và bộ hỗ trợ phòng thủ toàn diện để phát hiện và chống lại các mối đe dọa đang đến gần.

Vũ khí của Su-57 bao gồm sự kết hợp của vũ khí không đối không và không đối đất với tổng khối lượng mang theo là 8 tấn.

Su-57 có thể mang nhiều loại tên lửa, chẳng hạn như R-77 và R-73 để không chiến, cũng như các loại đạn dược dẫn đường chính xác như Kh-38, Kh-59 cùng nhiều loại bom để tấn công mục tiêu mặt đất.

Máy bay cũng có khoang vũ khí bên trong để duy trì cấu hình tàng hình và có thể mang theo cá vũ khí bên ngoài trên các điểm cứng trên cánh khi cần mang theo khối lượng vũ khí lớn hơn.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-su-57-nga-toi-ai-cap-de-tim-kiem-co-hoi-moi-post588182.antd
Zalo