Tiêm kích F-15JSI Nhật Bản bội phần đáng sợ nhờ tên lửa AAM-4B nội địa

Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu công việc tích hợp tên lửa AAM-4B vào tiêm kích F-15JSI nâng cấp nhằm mang lại khả năng chiến đấu vượt trội.

Thông tin liên quan đến việc tìm kiếm nhà thầu thực hiện công việc trên tiêm kích F-15JSI và tên lửa AAM-4B đã được Cơ quan Mua sắm Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố gần đây.

Thông tin liên quan đến việc tìm kiếm nhà thầu thực hiện công việc trên tiêm kích F-15JSI và tên lửa AAM-4B đã được Cơ quan Mua sắm Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố gần đây.

Nội dung công việc bao gồm phát triển phần mềm để tích hợp tên lửa tầm trung AAM-4B (Type 99) với đầu dẫn đường radar chủ động, đi kèm tên lửa tầm ngắn AAM-5B (Type 04B) với đầu dò hồng ngoại vào chiến đấu cơ F-15 nâng cấp.

Nội dung công việc bao gồm phát triển phần mềm để tích hợp tên lửa tầm trung AAM-4B (Type 99) với đầu dẫn đường radar chủ động, đi kèm tên lửa tầm ngắn AAM-5B (Type 04B) với đầu dò hồng ngoại vào chiến đấu cơ F-15 nâng cấp.

Công việc còn bao gồm yêu cầu cài đặt trạm radar điều khiển hỏa lực AN/APG-82(v)1 thế hệ mới, khí tài này sẽ thay thế trạm radar AN/APG-63(V)1 trước đây trên tiêm kích F-15JSI hiện đại hóa.

Công việc còn bao gồm yêu cầu cài đặt trạm radar điều khiển hỏa lực AN/APG-82(v)1 thế hệ mới, khí tài này sẽ thay thế trạm radar AN/APG-63(V)1 trước đây trên tiêm kích F-15JSI hiện đại hóa.

Tên lửa AAM-4B là vũ khí không đối không ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất và là đại diện duy nhất trong phân lớp, tính năng nổi bật là sử dụng đầu dò radar với ăng ten mảng pha quét chủ động (AESA).

Tên lửa AAM-4B là vũ khí không đối không ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất và là đại diện duy nhất trong phân lớp, tính năng nổi bật là sử dụng đầu dò radar với ăng ten mảng pha quét chủ động (AESA).

Nhờ công nghệ tiên tiến, tên lửa AAM-4B có khả năng tìm kiếm, bắt giữ và theo dõi mục tiêu rất nhạy, khi đầu dò mới có khả năng quét không gian nhanh hơn và chống lại tác chiến điện tử (EW) cũng như các biện pháp đối phó (REP) của đối phương rất tốt.

Nhờ công nghệ tiên tiến, tên lửa AAM-4B có khả năng tìm kiếm, bắt giữ và theo dõi mục tiêu rất nhạy, khi đầu dò mới có khả năng quét không gian nhanh hơn và chống lại tác chiến điện tử (EW) cũng như các biện pháp đối phó (REP) của đối phương rất tốt.

Đầu dẫn đường hoạt động trên băng tần Ka đã chứng tỏ hiệu quả cao trong việc phát hiện mục tiêu trên nền mặt đất. Công nghệ AESA cũng được sử dụng trên các tên lửa khác của Nhật Bản như Type 03 Kai và tên lửa phòng không SSM-2.

Đầu dẫn đường hoạt động trên băng tần Ka đã chứng tỏ hiệu quả cao trong việc phát hiện mục tiêu trên nền mặt đất. Công nghệ AESA cũng được sử dụng trên các tên lửa khác của Nhật Bản như Type 03 Kai và tên lửa phòng không SSM-2.

So với một tên lửa không đối không phổ biến khác là AIM-120 của Mỹ, AAM-4B nặng hơn do có đầu đạn lớn và bộ phận dẫn đường tiên tiến hơn. Quả đạn có trọng lượng tổng thể 220,4 kg, chiều dài 3.667 mm, đường kính 203 mm và tầm bắn 120 km.

So với một tên lửa không đối không phổ biến khác là AIM-120 của Mỹ, AAM-4B nặng hơn do có đầu đạn lớn và bộ phận dẫn đường tiên tiến hơn. Quả đạn có trọng lượng tổng thể 220,4 kg, chiều dài 3.667 mm, đường kính 203 mm và tầm bắn 120 km.

Đặt cạnh AAM-4/B thì tên lửa AAM-5/B trang bị đầu dẫn hồng ngoại sẽ được tích hợp vào tiêm kích F-15 nâng cấp đơn giản hơn nhiều, bởi vì việc phóng đạn không yêu cầu kết nối đầy đủ với radar điều khiển hỏa lực.

Đặt cạnh AAM-4/B thì tên lửa AAM-5/B trang bị đầu dẫn hồng ngoại sẽ được tích hợp vào tiêm kích F-15 nâng cấp đơn giản hơn nhiều, bởi vì việc phóng đạn không yêu cầu kết nối đầy đủ với radar điều khiển hỏa lực.

Bên cạnh yêu cầu tích hợp trực tiếp tên lửa trên máy bay, Cơ quan Mua sắm Bộ Quốc phòng Nhật Bản vào năm 2021 đã ký hợp đồng với Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi để cải tiến tên lửa không đối không AAM-4 và AAM-5.

Bên cạnh yêu cầu tích hợp trực tiếp tên lửa trên máy bay, Cơ quan Mua sắm Bộ Quốc phòng Nhật Bản vào năm 2021 đã ký hợp đồng với Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi để cải tiến tên lửa không đối không AAM-4 và AAM-5.

Là một phần của ngân sách năm 2024 và 2025, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng phân bổ 40,12 triệu USD để phát triển một thế hệ tên lửa dẫn đường không đối không hoàn toàn mới.

Là một phần của ngân sách năm 2024 và 2025, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng phân bổ 40,12 triệu USD để phát triển một thế hệ tên lửa dẫn đường không đối không hoàn toàn mới.

Bên cạnh đó trong tháng 11/2024, Tập đoàn Boeing đã nhận được hợp đồng từ Lầu Năm Góc trị giá 129,19 triệu USD như một phần của chương trình F-15JSI (Siêu máy bay đánh chặn Nhật Bản).

Bên cạnh đó trong tháng 11/2024, Tập đoàn Boeing đã nhận được hợp đồng từ Lầu Năm Góc trị giá 129,19 triệu USD như một phần của chương trình F-15JSI (Siêu máy bay đánh chặn Nhật Bản).

Hợp đồng bao gồm những thay đổi về kỹ thuật cho Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, ví dụ như tích hợp các hệ thống tên lửa không đối không nội địa AAM-4B và AAM-5B.

Hợp đồng bao gồm những thay đổi về kỹ thuật cho Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, ví dụ như tích hợp các hệ thống tên lửa không đối không nội địa AAM-4B và AAM-5B.

Quá trình nâng cấp hệ thống điện tử cho máy bay chiến đấu cũng được lên kế hoạch, bao gồm tích hợp cảm biến cảnh báo bức xạ (ERW), thiết bị tác chiến điện tử và khí tài liên lạc hiện đại hơn.

Quá trình nâng cấp hệ thống điện tử cho máy bay chiến đấu cũng được lên kế hoạch, bao gồm tích hợp cảm biến cảnh báo bức xạ (ERW), thiết bị tác chiến điện tử và khí tài liên lạc hiện đại hơn.

Chương trình JSI của Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ nâng cấp 68 - 98 máy bay chiến đấu F-15J-MSIP lên cấp độ tương đương F-15EX Advanced Eagle.

Chương trình JSI của Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ nâng cấp 68 - 98 máy bay chiến đấu F-15J-MSIP lên cấp độ tương đương F-15EX Advanced Eagle.

Khả năng chiến đấu của tiêm kích F-15 Nhật Bản sẽ tăng vọt nhờ được lắp đặt radar mảng pha quét chủ động nội địa, đây là một phần của những thay đổi chủ chốt về mặt kỹ thuật.

Khả năng chiến đấu của tiêm kích F-15 Nhật Bản sẽ tăng vọt nhờ được lắp đặt radar mảng pha quét chủ động nội địa, đây là một phần của những thay đổi chủ chốt về mặt kỹ thuật.

Động thái trên được xem là câu trả lời của Nhật Bản khi Trung Quốc liên tục biên chế tiêm kích J-16 cũng như tăng cường phi đội chiến đấu cơ tàng hình thế hệ tiếp theo.

Động thái trên được xem là câu trả lời của Nhật Bản khi Trung Quốc liên tục biên chế tiêm kích J-16 cũng như tăng cường phi đội chiến đấu cơ tàng hình thế hệ tiếp theo.

Việt Dũng

Theo Defense Express

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-f-15jsi-nhat-ban-boi-phan-dang-so-nho-ten-lua-aam-4b-noi-dia-post601085.antd
Zalo