Tiếc hùi hụi 5 loài động vật quý hơn vàng tuyệt chủng tại Việt Nam

Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 5 loài động vật đã bị tuyệt chủng (bậc EX - Extinct) hoặc tuyệt chủng trong tự nhiên (bậc EW - Extinct in the Wild) ở Việt Nam. Đó là hươu sao, Tê giác Java một sừng...

Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cập nhật cơ sở dữ liệu Danh lục Đỏ và biên soạn Sách Đỏ Việt Nam phiên bản năm 2024. Trong đó, Hươu sao là một trong 5 loài động vật đã bị tuyệt chủng (bậc EX - Extinct) hoặc tuyệt chủng trong tự nhiên (bậc EW - Extinct in the Wild) ở Việt Nam. Hươu sao có tên khoa học là Cervus nippon. Ảnh: inaturalist.

Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cập nhật cơ sở dữ liệu Danh lục Đỏ và biên soạn Sách Đỏ Việt Nam phiên bản năm 2024. Trong đó, Hươu sao là một trong 5 loài động vật đã bị tuyệt chủng (bậc EX - Extinct) hoặc tuyệt chủng trong tự nhiên (bậc EW - Extinct in the Wild) ở Việt Nam. Hươu sao có tên khoa học là Cervus nippon. Ảnh: inaturalist.

Loài hươu sao quý hiếm từng được ghi nhận phân bố ngoài tự nhiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến nay, các chuyên gia không còn ghi nhận loài này ngoài tự nhiên. Từ đó, họ nhận định hươu sao đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Ảnh: observation.

Loài hươu sao quý hiếm từng được ghi nhận phân bố ngoài tự nhiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến nay, các chuyên gia không còn ghi nhận loài này ngoài tự nhiên. Từ đó, họ nhận định hươu sao đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Ảnh: observation.

Tê giác Java một sừng có tên khoa học là Rhinoceros sondaicus. Cá thể tê giác Java một sừng cuối cùng ở Việt Nam đã bị bắn chết trước tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) vào năm 2010. Ảnh: Người lao động.

Tê giác Java một sừng có tên khoa học là Rhinoceros sondaicus. Cá thể tê giác Java một sừng cuối cùng ở Việt Nam đã bị bắn chết trước tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) vào năm 2010. Ảnh: Người lao động.

Theo các chuyên gia, trong môi trường hoang dã, tuổi thọ của tê giác Java một sừng khoảng 40 - 45 năm. Sinh cảnh sống bị mất và việc săn bắn trái phép đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài động vật quý hiếm này tại Việt Nam. Ảnh: Người lao động.

Theo các chuyên gia, trong môi trường hoang dã, tuổi thọ của tê giác Java một sừng khoảng 40 - 45 năm. Sinh cảnh sống bị mất và việc săn bắn trái phép đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài động vật quý hiếm này tại Việt Nam. Ảnh: Người lao động.

Rùa ba-ta-gua miền nam có tên khoa học là Batagur affinis. Loài động vật này từng phân bố ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu là Kiên Giang, Cà Mau). Kể từ năm 1990 trở lại đây, loài rùa ba-ta-gua miền nam không được ghi nhận ngoài tự nhiên tại Việt Nam. Ảnh: reptile-database.reptarium.cz.

Rùa ba-ta-gua miền nam có tên khoa học là Batagur affinis. Loài động vật này từng phân bố ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu là Kiên Giang, Cà Mau). Kể từ năm 1990 trở lại đây, loài rùa ba-ta-gua miền nam không được ghi nhận ngoài tự nhiên tại Việt Nam. Ảnh: reptile-database.reptarium.cz.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân khiến rùa ba-ta-gua miền nam tuyệt chủng ngoài tự nhiên bao gồm: bị săn bắt và trứng bị thu thập làm thực phẩm, sinh cảnh sống bị chia cắt, mất bãi đẻ... Ảnh: John Howes – some rights reserved (CC BY-NC).

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân khiến rùa ba-ta-gua miền nam tuyệt chủng ngoài tự nhiên bao gồm: bị săn bắt và trứng bị thu thập làm thực phẩm, sinh cảnh sống bị chia cắt, mất bãi đẻ... Ảnh: John Howes – some rights reserved (CC BY-NC).

Cá sấu hoa cà có tên khoa học là Crocodylus porosus, từng được ghi nhận ở khu vực cửa sông Cần Giờ, vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc, miền Nam Việt Nam. Lần ghi nhận gần đây nhất là ở đảo Phú Quốc vào năm 1994 nhưng không có minh chứng mẫu vật. Từ đó đến nay, không có bất cứ ghi nhận nào về loài cá sấu này trong tự nhiên. Ảnh: reptile-database.reptarium.cz.

Cá sấu hoa cà có tên khoa học là Crocodylus porosus, từng được ghi nhận ở khu vực cửa sông Cần Giờ, vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc, miền Nam Việt Nam. Lần ghi nhận gần đây nhất là ở đảo Phú Quốc vào năm 1994 nhưng không có minh chứng mẫu vật. Từ đó đến nay, không có bất cứ ghi nhận nào về loài cá sấu này trong tự nhiên. Ảnh: reptile-database.reptarium.cz.

Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài cá sấu hoa cà chủ yếu là do săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm và kỹ nghệ da. Ảnh: reptile-database.reptarium.cz.

Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài cá sấu hoa cà chủ yếu là do săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm và kỹ nghệ da. Ảnh: reptile-database.reptarium.cz.

Gà lôi lam mào trắng từng là loài đặc hữu của Việt Nam và có tên khoa học là Lophura edwardsi. Ở Việt Nam, loài gà quý này chỉ có ở 4 tỉnh là Hà Tĩnh (Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ), Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền). Ảnh: CC BY-SA.

Gà lôi lam mào trắng từng là loài đặc hữu của Việt Nam và có tên khoa học là Lophura edwardsi. Ở Việt Nam, loài gà quý này chỉ có ở 4 tỉnh là Hà Tĩnh (Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ), Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền). Ảnh: CC BY-SA.

Trong hơn 20 năm qua, gà lôi lam mào trắng không còn được ghi nhận ngoài tự nhiên tại Việt Nam. Vì vậy, các chuyên gia xếp loại loài gà này đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Ảnh: CC BY-NC.

Trong hơn 20 năm qua, gà lôi lam mào trắng không còn được ghi nhận ngoài tự nhiên tại Việt Nam. Vì vậy, các chuyên gia xếp loại loài gà này đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Ảnh: CC BY-NC.

Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tiec-hui-hui-5-loai-dong-vat-quy-hon-vang-tuyet-chung-tai-viet-nam-2082817.html
Zalo