Thủy kích và ngập nước khác nhau như thế nào?

Hiện tượng ngập nước và thủy kích là một vấn đề khiến nhiều lái xe lo lắng, khi nước vào xe nó không chỉ ảnh hưởng đến động cơ mà còn làm hư hại đến hệ thống điện, trang thiết bị, nội thất cũng như giảm giá trị của chiếc xe.

Xe ô tô ngập nước được hiểu như xe đang đỗ thì gặp các yếu tố như ngập lụt, giông bão... khiến nước tràn vào bên trong các chi tiết máy và nội thất bên trong xe.

Trong trường hợp nước mưa chỉ mới tràn vào nội thất xe và làm ướt phần sàn nỉ thì chủ xe hoàn toàn yên tâm vì tình trạng này có thể dễ dàng khắc phục mà không bị ảnh hưởng nhiều đến giá trị xe.

Với những trường hợp xe đi vào vùng nước quá sâu khiến nước tràn vào họng hút và gây chết máy thì tài xế cần tuyệt đối không được khởi động lại máy.

Lúc này để đảm bảo an toàn tài xế cần ngay lập tức tháo cọc bình ắc-quy để tránh chập cháy các hệ thống điện. Sau đó, gọi xe cứu hộ đưa về trung tâm sửa chữa gần nhất để khắc phục sự cố.

Với những trường hợp xe đi vào vùng nước quá sâu khiến nước tràn vào họng hút và gây chết máy thì tài xế cần tuyệt đối không được khởi động lại máy.

Với những trường hợp xe đi vào vùng nước quá sâu khiến nước tràn vào họng hút và gây chết máy thì tài xế cần tuyệt đối không được khởi động lại máy.

Còn thủy kích là một trạng thái khác khi xe bị ngập nước, thủy kích là thuật ngữ chuyên ngành chỉ tình trạng nước xâm nhập vào khoang động cơ, buồng đốt theo đường ống nạp hay còn gọi là cổ hút gió, vào bên trong động cơ khiến xe chết máy đột ngột.

Trong điều kiện thông thường, pít-tông sẽ nén hỗn hợp nhiên liệu - khí gồm nhiên liệu và không khí trong buồng đốt (xi-lanh). Tuy nhiên, khi nước xâm nhập vào bên trong buồng đốt, hoạt động của pít-tông sẽ bị cản trở.

Ông Nguyễn Văn Quản, Quản đốc xưởng sửa chữa Toyota Long Biên: “Thực tế mình đi qua vùng ngập nước khi động cơ đang hoạt động thì lực hút của động cơ rất lớn, nếu nước vào thì các tay biên và chi tiết bên trong sẽ bị gãy, dẫn tới thúy kích khiến các động cơ bên trong gọi là trầm trọng”.

Để giảm thiểu chi phí sửa chữa, nếu chẳng may bị thủy kích hoặc ngập nước mà xe đã được mua bảo hiểm vật chất thì chủ xe cần hãy liên hệ ngay với hãng bảo hiểm để thực hiện các thủ tục bồi thường quyền lợi bảo hiểm.

Để giảm thiểu chi phí sửa chữa, nếu chẳng may bị thủy kích hoặc ngập nước mà xe đã được mua bảo hiểm vật chất thì chủ xe cần hãy liên hệ ngay với hãng bảo hiểm để thực hiện các thủ tục bồi thường quyền lợi bảo hiểm.

Những ngày qua, theo ghi nhận tại cơ sở sửa chữa này rất nhiều xe bị thủy kích được mang đi sửa chữa. Một ngày kỹ thuật viên phải tiếp nhận gần chục xe bị thủy kích với tình trạng hỏng hóc khác nhau. Nhiều nhất vẫn là những dòng xe sedan gầm thấp, chi phí cho mỗi lần sửa chữa như thế này khá tốn kém.

Để giảm thiểu chi phí sửa chữa, nếu chẳng may bị thủy kích hoặc ngập nước mà xe đã được mua bảo hiểm vật chất thì chủ xe cần hãy liên hệ ngay với hãng bảo hiểm để thực hiện các thủ tục bồi thường quyền lợi bảo hiểm. Tùy vào mức độ hư hại và hạng mục bảo hiểm mà bạn mua, hãng bảo hiểm có thể sẽ chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí sửa chữa.

Đức Chung

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/thuy-kich-va-ngap-nuoc-khac-nhau-nhu-the-nao-265243.htm
Zalo