Thường tỉnh giấc lúc 3h sáng, 4 nguyên nhân phổ biến bạn không nên chủ quan

Việc tỉnh dậy vào khoảng 3 - 5 giờ sáng là hiện tượng không hiếm gặp, đặc biệt ở người trưởng thành và người có tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục nhiều ngày, bạn không nên xem nhẹ.

Dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến mà giới chuyên gia sức khỏe cảnh báo.

1. Căng thẳng và rối loạn hormone

Nếu nồng độ cortisol tăng vào giữa đêm thay vì đầu ngày, bạn rất dễ bị tỉnh giấc sớm và khó ngủ lại.

Nếu nồng độ cortisol tăng vào giữa đêm thay vì đầu ngày, bạn rất dễ bị tỉnh giấc sớm và khó ngủ lại.

Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh quá mức hormone cortisol - loại hormone thường tiết ra vào buổi sáng để giúp cơ thể tỉnh táo. Nếu nồng độ cortisol tăng vào giữa đêm thay vì đầu ngày, bạn rất dễ bị tỉnh giấc sớm và khó ngủ lại.

Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa melatonin (giúp ngủ sâu) và adrenaline (tạo cảm giác kích thích) cũng khiến giấc ngủ bị rút ngắn. Một trong những nguyên nhân phổ biến làm giảm melatonin là ánh sáng xanh từ điện thoại hoặc máy tính sử dụng trước khi đi ngủ.

2. Rối loạn đồng hồ sinh học và chu kỳ giấc ngủ

Giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ khoảng 90 phút. Từ 3 - 5 giờ sáng là giai đoạn cuối của một chu kỳ, khi giấc ngủ trở nên nông và dễ bị đánh thức hơn. Cùng lúc đó, nồng độ melatonin bắt đầu giảm, còn cortisol nhích lên giống như cơ thể đang chuẩn bị thức dậy.

Nếu bạn ngủ muộn, lệch giờ hoặc làm việc theo ca đêm, nhịp sinh học sẽ bị đảo lộn. Điều này khiến bạn càng dễ bị tỉnh giấc vào khung giờ 3 - 5 giờ sáng mà không có lý do rõ ràng.

3. Tuổi tác và quá trình lão hóa

Càng lớn tuổi, cơ thể càng giảm sản xuất melatonin - một loại hormone quan trọng để duy trì giấc ngủ sâu. Người lớn tuổi cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, ánh sáng hoặc các triệu chứng đi kèm như đau khớp, rối loạn tiểu đêm...

Càng lớn tuổi, cơ thể càng giảm sản xuất melatonin - một loại hormone quan trọng để duy trì giấc ngủ sâu.

Càng lớn tuổi, cơ thể càng giảm sản xuất melatonin - một loại hormone quan trọng để duy trì giấc ngủ sâu.

Hệ quả là họ thường xuyên thức giấc vào nửa đêm hoặc gần sáng, và rất khó ngủ lại, ngay cả khi cơ thể chưa đủ thời gian nghỉ ngơi.

4. Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc thay đổi nội tiết

Một số rối loạn sinh lý và bệnh lý tiềm ẩn cũng có thể gây tỉnh giấc sớm, bao gồm:

Ngưng thở khi ngủ: Gây thiếu oxy, khiến cơ thể phản xạ thức tỉnh dù bạn không ý thức được.

Hạ đường huyết ban đêm: Khi lượng đường trong máu hạ thấp, cơ thể tiết adrenaline để “cảnh báo”, dẫn đến tỉnh giấc đột ngột.

Cường giáp: Tăng hoạt động của tuyến giáp làm nhịp tim nhanh, bồn chồn và ngủ không sâu.

Thay đổi nội tiết ở phụ nữ: Giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh thường đi kèm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

Nếu bạn thường xuyên tỉnh giấc vào cùng một thời điểm trong đêm, đặc biệt là sau 2 tuần và điều đó ảnh hưởng đến chất lượng sống ban ngày (mệt mỏi, giảm tập trung, lo âu…), bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ hoặc nội tiết để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Một giấc ngủ trọn vẹn không chỉ giúp tái tạo năng lượng mà còn là “lá chắn” bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất. Vì vậy, đừng xem nhẹ dấu hiệu tỉnh giấc giữa đêm, rất có thể đó là thông điệp cơ thể đang gửi đến bạn.

Quỳnh Hoa

Nguồn SaoStar: https://www.saostar.vn/song-khoe/thuong-tinh-giac-luc-3h-sang-4-nguyen-nhan-pho-bien-ban-khong-nen-chu-202505091825578147.html
Zalo