Thực phẩm vàng giúp nhanh khỏi cảm cúm

Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây ra. Dưới đây là một số thực phẩm cần bổ sung sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh.

Trái cây giàu Vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Đồng thời chú góp phần duy trì tính toàn vẹn của tế bào, bảo vệ chúng trong quá trình viêm. Một số hoa quả chứa nhiều Vitamin C như|: Cam, chanh, bưởi, dâu tây, ổi, dứa...

 Trái cây giàu Vitamin C sẽ cải thiện được triệu chứng do bệnh gây ra .

Trái cây giàu Vitamin C sẽ cải thiện được triệu chứng do bệnh gây ra .

Trứng

Trong trứng rất giàu protein chất lượng cao cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu như Chất béo, Vitamin A, B2, B5, B12.

Đặc biệt axit amin có trong protein giúp kích thích hệ thống miễn dịch có thể chống lại cảm lạnh và cúm.

 Trứng cần được bổ sung trong quá trình bị cảm cúm.

Trứng cần được bổ sung trong quá trình bị cảm cúm.

Bông cải xanh

Theo nghiên cứu, bông cải xanh có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch khi bạn đang cảm cúm vì có chứa cả vitamin E và vitamin C. Ngoài ra, còn có Sulforaphane – một chất kích hoạt các gene và enzyme chống oxy hóa trong các tế bào miễn dịch cụ thể, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể.

 Bông cải xanh là lựa chọn tuyệt vời đối với người nhiễm cúm.

Bông cải xanh là lựa chọn tuyệt vời đối với người nhiễm cúm.

Các loại hạt

Một số loại hạt như hạnh nhân, óc chó là thực phẩm mà người nhiễm cúm cần được bổ sung để nhanh chóng phục hồi. Những loại hạt trên chứa chất béo lành mạnh giúp da và niêm mạc khỏe mạnh, đồng thời chúng còn chứa nhiều chất kẽm, đồng, selen vitamin D, chất chống oxy hóa,… để duy trì cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

 Loại hạt óc chó, hạnh nhân...cần thiết bổ sung đối với người nhiễm cúm.

Loại hạt óc chó, hạnh nhân...cần thiết bổ sung đối với người nhiễm cúm.

Gừng

Được biết gừng là thực phẩm quan trọng hàng đầu được nhiều người sử dụng khi đang bị cúm hoặc sau khi ốm dậy.

Theo các nghiên cứu mới nhất, gừng có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể, giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh viêm nhiễm và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Ngoài ra, gừng có thể giảm nôn, buồn nôn rất hiệu quả.

Đồ ăn có tính mềm, nóng

Trong thời gian bị cảm, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các đồ ăn bổ dưỡng và dễ tiêu như súp. Đây là món ăn bồi bổ sức khỏe cho người ốm rất tốt bởi dễ ăn, dễ tiêu hóa. Ngoài ra súp cũng cung cấp nhiều nước và điện giải, phòng trường hợp bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, sốt,..

 Các đồ ăn mềm như súp thường được bổ sung vào khẩu phần ăn cho người bệnh nhanh phục hồi.

Các đồ ăn mềm như súp thường được bổ sung vào khẩu phần ăn cho người bệnh nhanh phục hồi.

Bên cạnh đó canh gà nấu gừng với nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.

Phần lớn người bị nhiễm cúm có thể tự phục hồi sau 1 – 2 tuần nếu có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, cúm vẫn có nguy cơ gây ra biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không chăm sóc, xử lý cẩn thận. Đặc biệt bệnh có tính nguy hiểm đối với nhóm đối tượng gồm: trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mãn tính và nhân viên y tế.

Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm chính là tiêm vaccine. Hơn nữa, đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ bị biến chứng của bệnh cúm và những người sống chung hoặc chăm sóc những người có nguy cơ mắc cao. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo các đối tượng sau cần tiêm phòng cúm hàng năm:

– Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.

– Người già trên 65 tuổi.

– Phụ nữ mang thai.

– Người mắc bệnh nền mạn tính.

– Nhân viên y tế.

Chiều 5/2/2025, Bộ Y tế cho biết Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cho thấy theo dữ liệu công bố (ngày 31/1) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ 2/9/2024 đến 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa.

Trước đó, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/1/2025, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm cuối năm do các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae. Theo WHO, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần cuối năm 2024 và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.

Ngoài ra, theo kết quả giám sát cúm trên thế giới, bệnh cúm mùa cũng gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A(H1N1) pdm09)

Được biết ngay từ ngày mồng 4 Tết, khi hệ thống tiêm chủng VNVC hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vaccine cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận Tết, cao điểm nhất là ngay sau thông tin nữ minh tinh Đài Loan (Trung Quốc) qua đời vì mắc bệnh cúm mùa, biến chứng viêm phổi.

Tại Đài Loan, nhu cầu tiêm vắc xin cũng tăng đột biến, gây quá tải y tế. Trong cuộc phỏng vấn ngày 4-2, người đứng đầu Cơ quan Y tế Đài Loan Khâu Thái Nguyên khẳng định Đài Loan còn hơn 160.000 liều vắc xin, đồng thời nhấn mạnh số vắc xin này sẽ được ưu tiên cho người cao tuổi và nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và có bệnh mãn tính.

Hãng thông tấn CNA Đài Loan ngày 3-2 cho biết thành phố Đài Nam đã được phân bổ 540.000 liều vắc xin cúm miễn phí vào tháng 6 và 7-2024. Việc tiêm chủng miễn phí bắt đầu từ đầu tháng 10-2024, tính đến trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 vẫn còn khoảng 7.000 liều.

Tuy nhiên, toàn bộ số vắc xin này đã được đăng ký tiêm hết vào hôm 3-2. Các phòng khám tại Đài Bắc cũng ghi nhận tình trạng người dân ồ ạt đi tiêm vắc xin.

Thanh Thanh

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/thuc-pham-vang-giup-nhanh-khoi-cam-cum-post718420.html
Zalo