Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viênTrung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ,các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạocác bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo chương trình, phiên họp sẽ xem xét, cho ý kiến về 7 nôịdung, trong đó có 6 nội dung về các dự án luật, đề nghị xây dựng luật: Dự án LuậtThi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; dự án Luật Thi hành ánhình sự (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí; đề nghị xâydựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Dân số; đề nghịxây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi).

Các thành viên Chính phủ tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Các thành viên Chính phủ tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Cũng trong phiên họp, Chính phủ nghe báo cáo, cho ý kiến xửlý các vướng mắc phát sinh trong xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền,phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tính từ đầu năm tới nay, Chính phủ đã tổ chức 5 phiên họp chuyên đề về xâydựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 30 dự án luật, nghị quyết quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Phát biểu ý kiến mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ PhạmMinh Chính nhắc lại, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật là một trong ba độtphá chiến lược, "đột phá của đột phá", được Đảng, nhà nước tập trunglãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt trong thời gian qua, đạt đượcnhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, đây vẫn được xác định là "điểm nghẽn của điểmnghẽn", đơn cử như những vướng mắc, bất cập trong quản lý đất đai, giảiphóng mặt bằng, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 66-NQ/TW về đôỉmới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nướctrong kỷ nguyên mới. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 197, Chính phủ ban hànhNghị quyết số 140 để kịp thời triển khai, đưa Nghị quyết 66 vào cuộc sống,phát huy hiệu quả.

Hoan nghênh, biểu dương các bộ, ngành đã nỗ lực xây dựng cácdự thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành các nghị quyết liên quan công tác xâydựng và thực thi pháp luật, cũng như chuẩn bị phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hôịkhóa XV, Thủ tướng Chính phủ đánh giá, với tư duy thể chế, pháp luật vừa là nguồnlực, động lực của sự phát triển, công tác xây dựng thể chế, pháp luật được đôỉmới theo hướng thay đổi tư duy từ tập trung vào quản lý, không quản được thì cấmsang kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng nhấn mạnh, việc sửa đổi luật được thực hiện theotinh thần 6 rõ: những nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao; những nội dung sửa đổi,hoàn thiện, vì sao; những nội dung bổ sung, vì sao; những nội dung cắt giảm,đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụthể là gì, cho ai, vì sao; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đềkhác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét,chỉ đạo.

Cùng với đó, xây dựng các luật mới trên tinh thần 7 rõ: Đườnglối, chính sách của Đảng được cụ thể hóa như thế nào? Những vấn đề thực tiễnpháp luật chưa quy định là gì? Những vấn đề gì pháp luật đã quy định nhưng chưaphù hợp? Những nội dung vướng mắc cần tháo gỡ là gì? Việc đơn giản hóa, cắt giảmthủ tục hành chính như thế nào? Việc phân cấp, phân quyền như thế nào? Các vấnđề còn ý kiến khác nhau cần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các đại biểu tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Các đại biểu tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "cái gì đã chín đã rõ, đượcthực tế chứng minh là đúng, đa số đồng tình, ủng hộ" thì luật hóa, áp dụngvào thực tiễn; những vấn đề còn đang biến động, diễn biến phức tạp thì phải tiếptục nghiên cứu, hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ tậptrung thảo luận với tinh thần tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất pháttừ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc,bất cập trong thực tiễn…

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu tập trung trí tuệ, phát huytinh thần trách nhiệm cao trong quá trình trao đổi, thảo luận; trình bày báocáo, phát biểu rõ ràng ý kiến; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còný kiến khác nhau cần xin ý kiến Chính phủ; bảo đảm chất lượng của các dự án luật,các nội dung được trình Chính phủ xem xét tại phiên họp.

Theo nhandan.vn

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-chuyen-de-phap-luat-voi-nhieu-noi-dung-quan-trong
Zalo