Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cục Hóa chất có một năm 'bội thu' về xây dựng văn bản pháp luật

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, 2024 là năm 'bội thu' về xây dựng văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực hóa chất,trong đó điển hình là Luật Hóa chất (sửa đổi).

Chiều 3/1, tại Hà Nội, Cục Hóa chất - Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tham dự và có chỉ đạo quan trọng tại hội nghị.

Chiều 3/1, tại Hà Nội, Cục Hóa chất - Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Ảnh: Thanh Tuấn

Chiều 3/1, tại Hà Nội, Cục Hóa chất - Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Ảnh: Thanh Tuấn

Hoàn thiện văn bản trong lĩnh vực hóa chất

Trình bày Báo cáo tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Cục Hóa chất, ông Hoàng Quốc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Hóa chất đã điểm qua những kết quả mà Cục đã đạt được trong năm 2024, đồng thời khái quát phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong năm 2025.

Theo đó, một trong những kết quả nổi bật mà Cục Hóa chất đạt được trong năm 2024 đó là công tác xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực hóa chất. Cụ thể, theo ông Hoàng Quốc Lâm: Năm 2024, Cục Hóa chất đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hóa chất. Trong đó có dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), hiện dự thảo Luật đã được Chính phủ thông qua theo Nghị quyết số 97/NQ-CP và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Hiện nay, Cục Hóa chất đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo để Bộ Công Thương và Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.

Ông Phùng Mạnh Ngọc, Cục trưởng Cục Hóa chất phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Phùng Mạnh Ngọc, Cục trưởng Cục Hóa chất phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Song song với Luật Hóa chất, Cục Hóa chất cũng đã hoàn thành việc xây dựng và ban hành hai văn bản quan trọng khác, bao gồm: Nghị định số 33/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 27/3/2024, quy định việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học. Và Thông tư số 19/2024/TT-BCT ban hành ngày 10/10/2024, sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong hoạt động hóa chất nguy hiểm. Cục đang triển khai xây dựng Thông tư quản lý cồn công nghiệp và chỉ thị màu cồn công nghiệp và phối hợp xây dựng Nghị định sửa đổi về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam…

Bên cạnh công tác xây dựng văn bản pháp luật, năm 2024 Cục Hóa chất cũng đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong công tác phát triển ngành công nghiệp hóa chất, với ba mảng hoạt động chính, bao gồm: Triển khai chiến lược phát triển ngành; quản lý đầu tư xây dựng và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực triển khai chiến lược phát triển ngành, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 726/QĐ-TTg, Cục Hóa chất đã phối hợp xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Kế hoạch Chiến lược phát triển ngành theo Quyết định số 1189/QĐ-BCT của Bộ Công Thương. Đồng thời, chủ động đề xuất “Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Thủ tướng Chính phủ. Song song với đó, Cục Hóa chất cũng tích cực phối hợp với các địa phương trong việc tìm kiếm vị trí phát triển các tổ hợp công nghiệp hóa chất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, và đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ cho giai đoạn 2025-2030.

Về công tác quản lý đầu tư xây dựng, Cục Hóa chất đã thể hiện vai trò tích cực trong việc quản lý các dự án hóa chất cấp đặc biệt và cấp I. Trong 11 tháng năm 2024, Cục đã tiếp nhận 17 dự án cần thẩm định thiết kế cơ sở, trong đó đã hoàn thành thẩm định 7 dự án, tổ chức kiểm tra giữa kỳ cho 5 dự án và nghiệm thu 601 dự án.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Công tác cải cách thủ tục hành chính cũng được quan tâm thực hiện trong năm 2024, cụ thể Cục Hóa chất đã triển khai thực hiện 9 thủ tục hành chính công, trong đó 6 thủ tục đã được nâng cấp lên dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 (thực hiện toàn trình) và 3 thủ tục ở cấp độ 3 (thực hiện một phần).

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết đồng tình với báo cáo của Cục Hóa chất về tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2024 mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng Cục Hóa chất đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. “Đặc biệt, năm 2024 là năm bội thu về xây dựng văn bản pháp luật, cụ thể là Luật Hóa chất (sửa đổi), tạo hành hang pháp lý quan trọng để không chỉ quản lý mà còn phát triển ngành hóa chất trong thời gian tới” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.

Năm 2025, tiếp tục hoàn thiện Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất Hoàng Quốc Lâm thừa nhận, mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm 2024 Cục Hóa chất gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do tính chất phức tạp của lĩnh vực hóa chất, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Đặc biệt, Cục Hóa chất hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù được giao biên chế 30 công chức và 17 viên chức, nhưng hiện Cục chỉ có 27 công chức và 16 viên chức đang công tác. Trong khi đó, khối lượng công việc ngày càng tăng, đặc biệt là các nhiệm vụ mới phát sinh trong lĩnh vực quản lý hóa chất. Tình trạng này tạo áp lực lớn lên đội ngũ cán bộ hiện có, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và tiến độ công việc.

Ông Hoàng Quốc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Hoàng Quốc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Về phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2025, ông Hoàng Quốc Lâm cho biết, Cục Hóa chất sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện và hoàn thành công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Theo đó, tiếp tục tham gia hoàn thiện dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua; triển khai xây dựng dự thảo các Nghị định và Thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Hóa chất (sửa đổi).

Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, sơ kết và đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 hàng năm theo kế hoạch, mục tiêu, quan điểm, định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, thực hiện hiệu quả các thủ tục hành chính đã được công bố trong danh 13 sách thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phụ trách để hoàn thành các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Triển khai việc thống kê, công bố thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia một cách chính xác, kịp thời. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực hóa chất. Tiếp tục hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động hóa chất. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, tăng cường thông qua việc trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực và thế giới, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế về an toàn hóa chất, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế trong công tác quản lý hóa chất…

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ của Cục Hóa chất đề ra trong năm 2025, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết: Năm 2025, cần trình Quốc hội thông qua Luật Hóa chất (sửa đổi). Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng lưu ý 2 điểm: Thứ nhất, năm 2025 quan điểm xây dựng văn bản pháp luật có nhiều đổi mới, câu chuyện về nội dung kỹ thuật cũng như phân cấp, phân quyền lại khác, nên trong quá trình xây dựng cần kịp thời điểu chỉnh cho phù hợp và hài hóa với yêu cầu của Chính phủ.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, bên cạnh công tác xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi), cũng cần chuẩn bị xây dựng các văn bản hướng dẫn thật chi tiết.

Ông Ngô Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Ngô Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Thứ hai, Cục Hóa chất cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là đối với các hóa chất nguy hiểm, các tiền chất, ma túy. Để làm được điều này cần nắm bắt ngay từ khi đọc hồ sơ, nghiên cứu đầu vào, đầu ra, từ đó phát hiện ra dấu hiệu và dấu vết, có thể phối hợp với các bộ, ngành chức năng và cơ quan liên quan, như Bộ Công an để triển khai hiệu quả công tác này.

Cũng đánh giá cao kết quả đạt được của Cục Hóa chất trong năm 2024 và đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ được đặt ra trong năm 2025, ông Ngô Đức Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho rằng: Cục Hóa chất đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng văn bản pháp luật và hoàn thiện thể chế của Bộ Công Thương trong năm 2024.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) tới đây, ông Ngô Đức Minh cho rằng, Cục Hóa chất cần bám sát lịch trình và chủ động xây dựng sớm các văn bản duới luật thật chi tiết.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp của Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân và đại diện các đơn vị, ông Phùng Mạnh Ngọc - Cục trưởng Cục Hóa chất cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng và các đơn vị và sớm có báo cáo cụ thể.

Cũng theo ông Phùng Mạnh Ngọc, nhiệm vụ của Cục Hóa chất trong năm 2025 là hoàn thiện Luật Hóa chất (sửa đổi) và đẩy mạnh công tác thanh tra... Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, ông Phùng Mạnh Ngọc đề nghị, các cán bộ công chức, viên chức trong Cục sẽ tích cực chủ động hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ được giao và đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất.

Năm 2024, Cục Hóa chất đã xây dựng kế hoạch thực hiện phổ biến kiến thức chuyên sâu về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới hóa chất nguy hiểm, tập trung vào các nội dung cụ thể như: Xây dựng các bài viết phổ biến, hướng dẫn về công tác phòng ngừa sự cố hóa chất; tổ chức các hội nghị, hội thảo phổ biến, hướng dẫn nâng cao năng lực trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các doanh nghiệp tại các miền trên cả nước.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Ông Trần Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ

Ông Trần Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ

Ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Ông Trần Thanh Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than

Ông Trần Thanh Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than

Ông Vương Thành Chung, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố và an toàn hóa chất, Cục Hóa chất

Ông Vương Thành Chung, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố và an toàn hóa chất, Cục Hóa chất

Bà Nguyễn Thanh Loan, Trưởng phòng Phòng Phát triển công nghiệp hóa chất, Cục Hóa chất

Bà Nguyễn Thanh Loan, Trưởng phòng Phòng Phát triển công nghiệp hóa chất, Cục Hóa chất

Bà Nguyễn Thanh Hà, phòng Quản lý hóa chất, Cục Hóa chất

Bà Nguyễn Thanh Hà, phòng Quản lý hóa chất, Cục Hóa chất

Ông Trần Kim Liên, Chánh Văn phòng Cục Hóa chất

Ông Trần Kim Liên, Chánh Văn phòng Cục Hóa chất

Nguyễn Hòa - Thanh Tuấn

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/thu-truong-nguyen-sinh-nhat-tan-cuc-hoa-chat-co-mot-nam-boi-thu-ve-xay-dung-van-ban-phap-luat-367794.html
Zalo