Thứ quái dị trong xác sói 44.000 năm tuổi bị đóng băng

Một con sói thời tiền sử bị đông cứng như que kem trong suốt hơn 44.000 năm đã được khám nghiệm tử thi tại Nga, hé lộ nhiều thông tin thú vị.

Nằm giữa Bắc Băng Dương và vùng cực đông Bắc Cực, Yakutia của Nga là một vùng đất có diện tích cỡ bằng bang Texas với nhiều đầm lầy và rừng rậm, trong đó khoảng 95% diện tích đã bị bao phủ bởi lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Ảnh: @Westend 61.

Nằm giữa Bắc Băng Dương và vùng cực đông Bắc Cực, Yakutia của Nga là một vùng đất có diện tích cỡ bằng bang Texas với nhiều đầm lầy và rừng rậm, trong đó khoảng 95% diện tích đã bị bao phủ bởi lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Ảnh: @Westend 61.

Nhiệt độ toàn cầu tăng đã thúc đẩy quá trình tan chảy các lớp đất đóng băng vĩnh cửu này, và con sói được kéo lên từ lớp đất đóng băng vĩnh cửu nằm sâu khoảng 40 mét dưới sông Tirekhtyakh ở quận Abyysky. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Nhiệt độ toàn cầu tăng đã thúc đẩy quá trình tan chảy các lớp đất đóng băng vĩnh cửu này, và con sói được kéo lên từ lớp đất đóng băng vĩnh cửu nằm sâu khoảng 40 mét dưới sông Tirekhtyakh ở quận Abyysky. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Thi thể của nó đã được chuyển đến Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Sakha (Yakutia) và kể từ đó, nó đã được các nhà khoa học tại Bảo tàng Voi ma mút thuộc Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov và Đại học Châu Âu tại Saint Petersburg khám nghiệm tử thi. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Thi thể của nó đã được chuyển đến Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Sakha (Yakutia) và kể từ đó, nó đã được các nhà khoa học tại Bảo tàng Voi ma mút thuộc Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov và Đại học Châu Âu tại Saint Petersburg khám nghiệm tử thi. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Theo Albert Protopopov, người đứng đầu khoa nghiên cứu về quần thể voi ma mút của Viện Hàn lâm Khoa học Yakutia, con sói này sống cách đây hơn 44.000 năm trong Kỷ Peistocene. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Theo Albert Protopopov, người đứng đầu khoa nghiên cứu về quần thể voi ma mút của Viện Hàn lâm Khoa học Yakutia, con sói này sống cách đây hơn 44.000 năm trong Kỷ Peistocene. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Trong điều kiện vô trùng, nhóm nghiên cứu đã cắt mở xác con vật đông lạnh và lấy mẫu các cơ quan nội tạng, cũng như thăm dò các thứ có trong đường tiêu hóa. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Trong điều kiện vô trùng, nhóm nghiên cứu đã cắt mở xác con vật đông lạnh và lấy mẫu các cơ quan nội tạng, cũng như thăm dò các thứ có trong đường tiêu hóa. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Đây là một loài săn mồi lớn và năng động, bằng cách quan sát vi khuẩn trong ruột, các chuyên gia hy vọng có thể tìm hiểu về chế độ ăn và sức khỏe của loài sói này. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Đây là một loài săn mồi lớn và năng động, bằng cách quan sát vi khuẩn trong ruột, các chuyên gia hy vọng có thể tìm hiểu về chế độ ăn và sức khỏe của loài sói này. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

“Ngoài ra, chúng tôi đã chọn một răng tiền hàm để xác định tuổi sinh học của con vật. Đánh giá qua độ mòn của răng và sự phát triển của gờ xương hàm, chúng tôi có thể kết luận rằng, đây là một con sói đực trưởng thành”, Maxim Cheprasov, người đứng đầu phòng thí nghiệm tại Bảo tàng Voi ma mút thuộc Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov, cho biết thêm. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

“Ngoài ra, chúng tôi đã chọn một răng tiền hàm để xác định tuổi sinh học của con vật. Đánh giá qua độ mòn của răng và sự phát triển của gờ xương hàm, chúng tôi có thể kết luận rằng, đây là một con sói đực trưởng thành”, Maxim Cheprasov, người đứng đầu phòng thí nghiệm tại Bảo tàng Voi ma mút thuộc Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov, cho biết thêm. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, một số vi sinh vật, vi khuẩn cổ đại bên trong xác con vật thậm chí có thể vẫn còn sống, lơ lửng trong trạng thái giống như ngủ đông trong hàng ngàn năm dưới 0 độ C. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, một số vi sinh vật, vi khuẩn cổ đại bên trong xác con vật thậm chí có thể vẫn còn sống, lơ lửng trong trạng thái giống như ngủ đông trong hàng ngàn năm dưới 0 độ C. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Nếu sống sót, chúng có thể được sử dụng để ứng dụng trong y học và công nghệ sinh học hiện đại, từ những vi sinh vật cổ đại có khả năng sản xuất các chất hoạt tính sinh học đầy hứa hẹn. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Nếu sống sót, chúng có thể được sử dụng để ứng dụng trong y học và công nghệ sinh học hiện đại, từ những vi sinh vật cổ đại có khả năng sản xuất các chất hoạt tính sinh học đầy hứa hẹn. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Nhóm chuyên gia còn có kế hoạch nghiên cứu bộ gen của con sói này, để hiểu mối quan hệ di truyền của nó với các loài sói cổ đại khác trong khu vực, và so sánh với họ hàng còn sống của nó. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Nhóm chuyên gia còn có kế hoạch nghiên cứu bộ gen của con sói này, để hiểu mối quan hệ di truyền của nó với các loài sói cổ đại khác trong khu vực, và so sánh với họ hàng còn sống của nó. Ảnh: @Đại học Liên bang Đông Bắc MKAmmosov.

Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.

Thiên Đăng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/thu-quai-di-trong-xac-soi-44000-nam-tuoi-bi-dong-bang-post1543347.html
Zalo