Thời nhà Minh, Trung Quốc: Tại sao cung nữ bị ép uống thuốc nhưng vẫn sinh thái tử?
Vì sao cung nữ này vẫn có thể thuận lợi sinh được thái tử?
Trong thời phong kiến xưa kia những vị hoàng đế luôn là "thiên tử", có mọi quyền hành quyết định trong tay, muốn gì có đó. Do đó mọi điều hoàng đế làm đều được coi là đúng đắn.
Nhưng dưới thời nhà Minh, một cung nữ được hoàng đế sủng ái sau một đêm bất ngờ có thai. Mặc dù bị ép uống thuốc vẫn sinh được hoàng tử, sự thật là gì?
Cung nữ được sủng ái đó là ai?
Vì hoàng đế là "thiên tử" nên mọi thứ thuộc về hoàng đế, hay dâng lên hoàng đế đều phải là những thứ cao quý nhất. Đặc biệt, là việc chọn lập hoàng hậu hay các vị phi tần cũng đều phải được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận. Phi tần trong hậu cung đa số đều là con cái của các dòng tộc lớn, hoặc con của quan lại quý tộc trong triều.
Xem xét kỹ thân phận của các phi tần để phục vụ việc tính đường truyền ngôi cho con cái sau này. Vì thế mà hoàng đế còn phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt của hoàng cung để đảm bảo uy nghiêm và danh tiếng của hoàng đế.
Thế nhưng có một sự việc ngoại lệ đã xảy ra, đó là về việc một vị hoàng đế đã sủng ái một cung nữ có thân phận thấp hèn và sinh ra đứa trẻ sau này thành hoàng đế.
Cụ thể, vào thời nhà Minh, năm 1468, có một cung nữ Kỷ thị được phân công hầu hạ hoàng đế Minh Hiến Tông vào một đêm. Kỷ thị là cung nữ có dung mạo rất mĩ miều, thông minh nhanh nhẹn khiến hoàng đế không kìm lòng được mà đã sủng ái cung nữ vào đêm đó.
Vì sao cung nữ đó vẫn có thể thuận lợi sinh con?
Nhưng không ngờ chỉ sau một đêm được hoàng đế sủng ái cung nữ này đã mang thai hoàng tử.
Ngay sau khi biết tin cung nữ mang thai, Vạn Quý Phi, một sủng phi của Minh Hiến Tông, rất tức giận và đã ra lệnh cho thuộc hạ của mình đến để ép cung nữ Kỷ thị này phá thai. Tuy nhiên, do thương cho cung nữ nhỏ bé mà người của Vạn Quý Phi đã nói dối rằng cung nữ đó bị bệnh chứ không phải mang thai. Nhờ vậy, cung nữ Kỷ thị đã thoát được một kiếp nạn mà sinh được hoàng tử.
Khi hoàng tử sinh ra đã được thái giám Trương Mẫn nuôi dạy, cứ như vậy mà lớn lên. Cho đến khi hoàng tử được 5 tuổi, vẫn phải sống nhờ chui lủi ở nhà thái giám trong cảnh ngày ngày sợ bị Vạn Quý Phi phát hiện. Cung nữ Kỷ thị và con trai luôn phải sống trong sợ hãi, đề phòng, vì thế mà hoàng tử lớn lên nhỏ và gầy. Mãi cho đến một ngày nọ, thái giám Trương Mẫn hầu hạ hoàng đế nghe được hoàng đế than thở rằng đã già mà không có con nối dõi nên trong lòng rất buồn.
Vì vậy, vị thái giám này đã liều mình nói sự thật cho hoàng đế. Khi biết được sự thật, Minh Hiến Tông vui mừng khôn xiết, lâp tức rước con mình về cung và phong làm thái tử. Đồng thời phong cung nữ Kỷ thị là Thục Phi.
Thế nhưng đáng tiếc không được lâu thì Kỷ thị đột nhiên vì chết vì bạo bệnh. Rất nhiều người nói rằng cái chết của Thục Phi là do Vạn Quý Phi kia gây ra. Vị thái giám giúp đỡ mẹ con của Kỷ Thục Phi và thái tử cũng biết rằng sớm muộn cũng sẽ bị Vạn Quý Phi không tha nên vì thế cũng tự sát.
Sau này, đến mùa xuân năm 1487, Vạn Quý Phi qua đời. Vài tháng sau, hoàng đế Minh Hiến Tông cũng băng hà. Cùng năm đó, thái tử thuận lợi lên ngôi, chính là Minh Hiếu Tông, tên thật là Chu Hựu Đường. Sau khi lên ngôi, ông đã truy phong mẹ của mình là "Hiếu Mục Từ Huệ Cung Khác Trang Hy Sùng Thiên Thừa Thánh Hoàng thái hậu", còn ban thưởng cho gia đình của người thái giám đã giúp đỡ hai mẹ con họ trước đây.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.