Thị trường chứng khoán ngày 2/10: cổ phiếu bất động sản lao dốc
Thị trường chứng khoán ngày 2/10, nhóm bất động sản bị bao phủ bởi sắc đỏ, VN-Index 'thủng' mốc 1.290 điểm.
Phiên giao dịch sáng nay diễn ra tương đối thận trọng dưới tác động của nhiều thông tin tiêu cực. Qua đó, VN-Index chỉ lình xình trong biên độ hẹp quanh ngưỡng 1.290 điểm.
Bước sang phiên giao dịch chiều, lực bán gia tăng đầu phiên khiến VN-Index nới rộng đà tăng. Trước lực cầu chờ mua giá thấp khá tốt, giao dịch chậm lại và VN-Index chỉ giằng co trong biên độ hẹp, đóng cửa giảm nhẹ với sắc đỏ thắng thế.
Phiên 2/10, VN-Index giảm 4,36 điểm, tương đương 0,34% xuống 1.287,84 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng 299 mã giảm, 73 mã đứng giá.
Nhóm ngân hàng dù phân hóa vẫn giao dịch tích cực, trong đó, tăng mạnh nhất nhóm là TPB 2,34% lên 17.500 đồng/cổ phiếu, tiếp đến là EIB tăng 1,59% lên 19.200 đồng/cổ phiếu, TCB 1,01% lên 24.900 đồng/cổ phiếu, VCB tăng 0,76% lên 92.700 đồng/cổ phiếu; SSB, MSB, BID, MBB, ACB, STB có sắc xanh nhạt.
Ở chiều ngược lại, trong 7 mã giảm, có 6 mã giảm hơn 1%, trong đó HDB giảm mạnh nhất 1,61%, LPB giảm khiêm tốn nhất 0,79% xuống 31.450 đồng/cổ phiếu, cùng với NAB đứng tham chiếu 16.550 đồng/cổ phiếu.
Về thanh khoản, 3 mã có thanh khoản tốt nhất sàn HoSE đều thuộc nhóm này là VPB khớp 37,58 triệu đơn vị, TPB khớp 33,12 triệu đơn vị và TCB khớp 28,21 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, các mã khớp mạnh khác có SHB khớp 21,23 triệu đơn vị, MSB và MBB khớp trên dưới 13 triệu đơn vị.
Nhóm chứng khoán cũng chỉ có duy nhất 1 sắc xanh tại ORS với mức tăng khá tốt 3,55% lên 14.600 đồng/cổ phiếu, khớp khá tốt 12,67 triệu đơn vị, còn lại chìm trong sắc đỏ. Trong đó, VIX là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm với 21,6 triệu đơn vị, đứng thứ 4 trên sàn; đóng cửa giảm 1,21% xuống 12.200 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là VND khớp 15,71 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 2,27% xuống 15.100 đồng/cổ phiếu.
Nhóm thép có sự phân hóa, trong đó mã đầu ngành HPG giảm 1,68% xuống 26.300 đồng/cổ phiếu, khớp 21,29 triệu đơn vị. Trong khi HSG đứng tham chiếu 21.300 đồng/cổ phiếu, khớp 14,42 triệu đơn vị.
Nhóm dầu khí đồng thuận ở chiều tăng, tuy nhiên mức tăng không lớn. PVC tăng tốt nhất hơn 2%. OIL, PLX tăng hơn 1%; còn lại tăng nhẹ.
Nhóm bất động sản, xây dựng chìm trong sắc đỏ. Giảm mạnh nhất là PDR khi mất 5,57% xuống 21.200 đồng/cổ phiếu, tiếp đến là DXG giảm 4,79% xuống 15.900 đồng/cổ phiếu, LDG giảm 4,57% xuống 2.090 đồng/cổ phiếu, SGR giảm 4,11%. Các mã giảm từ hơn 2% đến 2,7% có DXS, VPI, KBC, DIG, TEG, D2D và Riêng DIG khớp 20,54 triệu đơn vị (giảm 2,18% xuống 22.400 đồng/cổ phiếu), PDR khớp 18,6 triệu đơn vị và DXG khớp 18,33 triệu đơn vị.
Khối ngoại mua ròng với giá trị 255 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 1.360 tỷ đồng và bán ra 1.105 tỷ đồng.
Những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là VPB 74 tỷ đồng, HDB 62 tỷ đồng, CTG 48 tỷ đồng, HPG 37 tỷ đồng, DPM 34 tỷ đồng,… Ngược lại, những mã mua gom chủ yếu TCB 259 tỷ đồng, PNJ 161 tỷ đồng, FPT 67 tỷ đồng, VCB 49 tỷ đồng, VHM 47 tỷ đồng,...
Tổng khối lượng giao dịch sàn HoSE đạt 771,1 triệu đơn vị, giá trị 17.747,4 tỷ đồng, giảm 21,5% về khối lượng và 19% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 93,3 triệu đơn vị, giá trị 2.797,2 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 1 điểm (-0,42%), xuống 235,05 điểm với 61 mã tăng và 89 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 57,9 triệu đơn vị, giá trị 1.153 tỷ đồng, giảm 54% về khối lượng và 48% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,3 triệu đơn vị, giá trị 101 tỷ đồng.
UPCoM-Index đứng ở mức 93,28 điểm với 125 mã tăng và 118 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 38,6 triệu đơn vị, giá trị 627,2 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2 triệu đơn vị, giá trị 29 tỷ đồng.
Chốt phiên sáng ngày 2/10, VN-Index đã giảm 2,82 điểm, nhưng khi kết thúc phiên chiều chỉ số ở mốc 1287.84 điểm, chỉ số này ghi nhận mức giảm tổng cộng 4,36 điểm. Dù chênh lệch điểm số không lớn, nhưng điều đáng chú ý là số lượng cổ phiếu giảm mạnh đã tăng đáng kể. Cụ thể, số mã giảm trên sàn HoSE đã từ 75 mã vào buổi sáng tăng lên 128 mã vào cuối ngày, cho thấy sự gia tăng áp lực bán và tâm lý lo ngại của nhà đầu tư.