Thêm một quốc gia bị động đất, cảnh báo tiếp diễn sóng thần
Động đất diễn ra ở đảo New Britain, Papua New Guinea không gây thiệt hại nhưng làm dấy lên mối lo tiếp diễn thảm họa sóng thần, sạt lở đất.
Một trận động đất mạnh 6,9 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi đảo New Britain, thuộc Papua New Guinea. Nó gây chấn động mạnh tại khu vực, buộc các cơ quan chức năng phải phát đi cảnh báo sóng thần.
Đây được đánh giá là một trong những trận động đất nguy hiểm nhất tại khu vực Thái Bình Dương, nơi nằm trên "vành đai lửa", có hoạt động địa chất mạnh mẽ. Dù mức độ nguy hiểm ban đầu rất cao nhưng hậu quả thiệt hại lại chưa được xác nhận rõ ràng.
Theo thông báo từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất xảy ra vào lúc 6:04 sáng theo giờ địa phương (8:04 tối giờ GMT), với tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km ngoài khơi, cách thị trấn Kimbe, trên đảo New Britain khoảng 120 dặm về phía Đông.

Động đất mạnh 6,9 độ Richter diễn ra tại đảo New Britain, kéo theo đó là những mối nguy hại sóng thần.
Sau khi trận động đất diễn ra, các cơ quan chức năng đã phát cảnh báo sóng thần, dự báo mức sóng có thể cao từ 1 đến 3 mét, dọc theo một số khu vực ven biển Papua New Guinea. Một cảnh báo nhỏ hơn về sóng cao 0,3 mét cũng được thông báo cho các đảo gần đó, điển hình như quần đảo Solomon.
Cảnh báo sóng thần được đưa ra ngay sau trận động đất. Nhưng không lâu sau đó, các cơ quan chức năng đã dỡ bỏ cảnh báo này. Đến nay vẫn chưa có thông báo cụ thể về thiệt hại. Ước tính có hơn 500.000 người đang sinh sống trên đảo New Britain, nhưng theo thông tin từ các nhân chứng, trận động đất này không gây ra sự tàn phá nghiêm trọng.
Marolyn Simbiken, một nhân viên lễ tân tại Khu nghỉ dưỡng Liamo Reef ở Kimbe, cho biết cô không thấy bất kỳ thiệt hại nào sau trận động đất.
"Chúng tôi cảm nhận được trận động đất, nhưng không có thiệt hại lớn. Mọi thứ vẫn ổn và không có cuộc sơ tán nào được thực hiện", Simbiken cho biết.

Nếu diễn ra, sóng thần có thể cao từ 1 đến 3 mét.
Các nhân chứng khác như Barbara Aibilo, một nhân viên tại Walindi Plantation Resort, cũng nói rằng bản thân chỉ cảm thấy một “chuyển động nhẹ” mà không có thiệt hại đáng kể. Sau trận động đất chính, hai dư chấn nhỏ hơn với cường độ 5.1 và 5.3 đã xảy ra gần khu vực này, nhưng không gây ra mối đe dọa lớn.
Papua New Guinea là một quốc gia nằm trên vành đai lửa, khu vực có hoạt động địa chấn mạnh mẽ. Những trận động đất xảy ra ở quốc gia này không hiếm và không gây thiệt hại lớn tại các khu vực thưa dân. Song, động đất có thể kích hoạt kèm theo một số hiện tượng thiên tai khác như sạt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác sản xuất của người dân.
Các chuyên gia nhận định rằng dù các trận động đất ở Papua New Guinea hiếm khi gây ra thiệt hại lớn nhưng cũng tiềm tàng thêm thảm họa khác như sóng thần.
Trận động đất này diễn ra trong bối cảnh một thảm họa thiên nhiên khác vừa xảy ra tại Myanmar. Nó mạnh 7.7 độ Richter, làm hơn 3.000 người không qua khỏi. Tại Thái Lan, trận động đất cũng khiến một tòa nhà cao tầng đang xây dựng bị sập, gây thiệt hại về người. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng các khu vực xung quanh vành đai lửa có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ thiên tai nghiêm trọng trong thời gian tới.

Myanmar vừa trải qua trận động đất kinh hoàng, khiến khoảng 3.000 người không qua khỏi.
Các chuyên gia khuyến cáo những khu vực nằm trong vành đai lửa cần chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp. Những trận động đất mạnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không lường trước được. và gây ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của người nhân. Việc nâng cao cảnh giác, chuẩn bị kịp thời những biện pháp phòng tránh là điều hoàn toàn cần thiết.
Riêng về Papua New Guinea, với vị trí đặc biệt nằm trên các đứt gãy địa chấn, nên cần tiếp tục nâng cao hệ thống cảnh báo và sự chuẩn bị đối phó với động đất, sóng thần và các thảm họa khác.