Thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ

Chiều 31/3, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì buổi tiếp đón và làm việc với đoàn 21 đại học hàng đầu của Hoa Kỳ tại trụ sở Bộ GD&ĐT.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì buổi làm việc với đoàn Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và một số đại học Hoa Kỳ chiều 31/3. Ảnh: Đình Tuệ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì buổi làm việc với đoàn Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và một số đại học Hoa Kỳ chiều 31/3. Ảnh: Đình Tuệ.

Đa dạng hình thức hợp tác

Cùng dự có đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Giáo dục Đại học; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin thuộc Bộ GD&ĐT; lãnh đạo ĐHQG Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học CMC, Trường Đại học Phenikka, Trường Đại học FPT; Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Về phía phái đoàn Hoa Kỳ có: Ngài Steve Green - Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; bà Mary Beth Polley - Tham tán về Văn hóa và Giáo dục; cùng cán bộ phụ trách văn hóa, giáo dục thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam; đại diện một số đại học của Hoa Kỳ.

 Ngài Steve Green - Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trao đổi tại cuộc gặp.

Ngài Steve Green - Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trao đổi tại cuộc gặp.

Theo báo cáo của Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ GD&ĐT), từ cuối năm 2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phối hợp với Bộ GD&ĐT mời 25 cán bộ lãnh đạo các trường đại học đào tạo về khoa học công nghệ và kỹ thuật tham dự Chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP), một số lãnh đạo các trường đại học khu vực Mekong tham gia Chương trình Mekong Digitec tập trung thảo luận về tăng cường hợp tác đào tạo các ngành kỹ thuật như AI, công nghệ thông tin, chíp bán dẫn.

Năm 2025, phía Hoa Kỳ cũng đề xuất các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP), chương trình Mekong Digitec, hợp tác song phương các trường đại học Hoa Kỳ và các trường đại học Việt Nam về đào tạo trong khuôn khổ Đề án 89.

Có khoảng 50/400 chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và của Hoa Kỳ, chủ yếu là chương trình đào tạo trình độ đại học (khoảng 655 người) và trình độ thạc sĩ (khoảng 70 người). Ngành nghề tập trung chủ yếu là kỹ thuật công nghệ, máy tính và kinh tế.

 Đại diện các trường đại học hàng đầu về công nghệ của Việt Nam phát biểu ý kiến.

Đại diện các trường đại học hàng đầu về công nghệ của Việt Nam phát biểu ý kiến.

Ngoài ra, còn có các hoạt động hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và Hoa Kỳ trong các lĩnh vực như khoa học - công nghệ, môi trường và biến đổi khí hậu, nông nghiệp, giáo dục STEM.

Tính từ năm 2009 đến nay, Bộ GD&ĐT đã cử tổng số khoảng 127 người đi học trình độ tiến sĩ tại Hoa Kỳ bằng ngân sách nhà nước (thông qua các Đề án 911) và khoảng 30.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ theo các chương trình học bổng khác và tự túc.

 Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí thân thiện, cởi mở giữa hai bên.

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí thân thiện, cởi mở giữa hai bên.

Hiện ở Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng và Bình Dương. Tổng số học sinh đang học tập khoảng 3.000 học sinh.

Trường Đại học Fullbright Việt Nam (FUV) được thành lập tháng 5/2016 với tư cách pháp nhân là cơ sở giáo dục đại học 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Hiện nay, FUV đã tuyển sinh 3 năm các chương trình đào tạo cử nhân và thạc sĩ. Quy mô đào tạo tính đến hết ngày 31/5/2022 gồm 477 sinh viên hệ đại học, 155 học viên cao học.

Từng bước tháo gỡ vướng mắc

Đại diện một số đại học của Hoa Kỳ trao đổi ý kiến tại cuộc làm việc.

Ngày 10/7/2020, Hiệp định thực thi về giảng dạy tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình đã được ký tại Hà Nội và có giá trị 5 năm. Tuy nhiên do dịch Covid-19, Hiệp định chính thức triển khai từ tháng 10/2021 và chính thức cử tình nguyện viên (TNV) đến Việt Nam khóa đầu tiên tháng 10/2022. Đến nay đã tiếp nhận 38 TNV tại 30 trường THPT tại Hà Nội và TPHCM.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, chuyển đổi số là một chiến lược ưu tiên ở Việt Nam nhằm triển khai tốt nhất các hoạt động của ngành Giáo dục. Điều này nhằm đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo và người học.

Muốn triển khai thành công chuyển đổi số, ngoài việc đầu tư, nâng cấp các hạ tầng số, hệ thống nền tảng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, chúng ta đặc biệt quan tâm đến: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có thể dạy học và làm việc hiệu quả trên môi trường số;

 Các đại biểu cùng nhau chụp hình lưu niệm sau buổi làm việc.

Các đại biểu cùng nhau chụp hình lưu niệm sau buổi làm việc.

Nâng cao nhận thức, năng lực số, giáo dục STEM/STEAM, phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp; đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng... cho học sinh để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, đặc biệt trong một số lĩnh vực về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn...

Sau khi lắng nghe chia sẻ thực tế của đại diện một số trường đại học của Hoa Kỳ tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc mong muốn khuyến khích tăng cường quan hệ hợp tác giữa các trường đại học của Hoa Kỳ và Việt Nam để thực hiện các chương trình liên kết đào tạo, phối hợp đào tạo trên tiến sĩ theo Đề án 89.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị hỗ trợ kết nối và tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các cơ sở giáo dục đại học Hoa Kỳ đào tạo về chíp bán dẫn, AI và công nghệ bậc cao. Đề nghị phía Hoa Kỳ quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho DHS Việt Nam đang theo học tại các trường đại học tại Hoa Kỳ; khuyến khích các Đại học có danh tiếng mở phân hiệu tại Việt Nam.

Đình Tuệ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/that-chat-hon-nua-quan-he-hop-tac-giao-duc-viet-nam-hoa-ky-post725252.html
Zalo