Thắp hương thờ cúng dịp cuối năm, người dân cần lưu ý những gì?

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo đặc biệt tới người dân khi thực hiện thắp hương thờ cúng tại mỗi gia đình vào dịp cuối năm để hạn chế cháy nổ, đảm bảo an toàn PCCC.

Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc các nguyên nhân khách quan khác liên quan khi thắp hương thờ cúng, do đó, Công an thành phố khuyến cáo mỗi người dân, hộ gia đình, gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương tại gia đình.

Theo đó, trong quá trình thắp hương, phải bố trí nơi thắp hương thờ cúng đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC; không thắp hương vòng qua đêm. Không nên đi ra khỏi nhà khi hương trên ban thờ chưa tắt (đây là việc mà nhiều người dân thường xuyên làm nhưng không chú ý đến hậu quả có thể xảy ra).

Bên cạnh đó, việc đốt vàng mã phải có người trông coi; đúng nơi quy định, tránh xa những nơi có vật dễ cháy. Không đốt quá nhiều vàng mã, nhất là các loại vàng mã có khối lượng lớn. Không đốt vàng mã ở những nơi cấm như: Chợ, trung tâm thương mại, nơi có vật liệu dễ cháy..., luôn có biện pháp ngăn chặn cháy lan.

Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc các nguyên nhân khách quan khác liên quan khi thắp hương thờ cúng.

Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc các nguyên nhân khách quan khác liên quan khi thắp hương thờ cúng.

Hiện nay, người dân thường sử dụng bóng đèn điện thay cho nến, đèn dầu nên khi dùng các thiết bị điện này cũng cần đảm bảo an toàn PCCC, có thiết bị đóng ngắt để tránh sự cố về điện có thể gây ra cháy.

Mỗi hộ gia đình tự trang bị phương tiện PCCC như bình chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động, thang dây, dụng cụ phá dỡ, mặt nạ lọc độc; trang bị kiến thức về PCCC, cách sử dụng phương tiện chữa cháy và kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy; kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, các thiết bị điện và dụng cụ, phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

Khi xảy ra cháy, nhanh chóng gọi cho lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ theo số điện thoại 114, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an quận hoặc Công an phường gần nhất.

Đồng thời, thực hiện các bước chữa cháy tại chỗ: Báo động, hô hoán cho mọi người trong gia đình và người dân xung quanh biết; cắt điện; sử dụng bình chữa cháy và các phương tiện tại chỗ để chữa cháy; tổ chức thoát nạn, cứu người bị nạn, di chuyển tài sản ra nơi an toàn.

Dịp cuối năm, Hà Nội lại ghi nhận nhiều vụ cháy xảy ra, trong đó có không ít vụ việc nguyên nhân là do chập điện.

Thành Long

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thap-huong-tho-cung-dip-cuoi-nam-nguoi-dan-can-luu-y-nhung-gi-169241218093755803.htm
Zalo