Thắp hương bao nhiêu nén trên bàn thờ là đúng

Thắp bao nhiêu nén hương là thắc mắc của nhiều gia chủ trong quá trình thờ cúng để đảm bảo đúng nguyên tắc phong thủy và thể hiện lòng thành kính của bản thân.

Ý nghĩa của việc thắp hương

Hiểu biết về phong tục tập quán

Việc tìm hiểu số lượng nén hương cần thắp giúp chúng ta biết rõ hơn về phong tục tập quán và các nghi lễ thờ cúng trong văn hóa dân tộc. Điều này góp phần duy trì và bảo tồn những giá trị truyền thống quý báu.

Trong văn hóa tâm linh của người Á Đông nghi thức thắp nhang là một nét đẹp truyền thống vô cùng thiêng liêng.

Trong văn hóa tâm linh của người Á Đông nghi thức thắp nhang là một nét đẹp truyền thống vô cùng thiêng liêng.

Biểu hiện lòng thành kính và tôn trọng

Thắp hương đúng cách thể hiện lòng thành kính, tôn trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh. Số lượng nén hương được thắp cũng phản ánh sự chu đáo và tôn trọng của người thực hiện nghi lễ.

Đảm bảo sự hài hòa và may mắn

Số lượng nén hương có thể ảnh hưởng đến sự hài hòa và may mắn của gia đình. Việc thắp hương đúng cách có thể mang lại sự bình an, may mắn và tránh những điều không tốt lành.

Kết nối tâm linh và văn hóa

Việc thắp hương là cầu nối giữa thế giới hữu hình và vô hình, giữa hiện tại và quá khứ, giữa con người với các vị thần linh. Hiểu rõ ý nghĩa và số lượng nén hương cần thắp giúp chúng ta duy trì mối liên kết này một cách sâu sắc và ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa của số nén hương thắp trên bàn thờ

Thắp 1 nén hương

Thắp 1 nén hương là cách thường dùng để thờ cúng thần linh trong nhà và được gọi là Bình An hương. Theo đó, nếu muốn cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi thì gia chủ có thể thắp 1 nén hương mỗi buổi sáng tối trong 1 ngày là đủ.

Theo quy định trong dân gian thì việc thắp hương nên thắp theo số lẻ 1,3,5... hoặc đốt cả nắm để mang lại điều may mắn.

Theo quy định trong dân gian thì việc thắp hương nên thắp theo số lẻ 1,3,5... hoặc đốt cả nắm để mang lại điều may mắn.

Thắp 3 nén hương

Theo Đạo Phật, cách thắp hương này gọi là Tam Bảo Hương. Tam Bảo chính là Phật, Pháp và Tăng, trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia.

Theo Đạo giáo, 3 nén hương này gọi là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy; Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo và Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức.

Trong 3 nén hương này, nén ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ; nén bên trái là hương Thanh Long; còn nén bên tay phải là hương Bạch Hổ. Mục đích của việcthắp 3 nén hươngnày là linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và xua đuổi mọi tai ương.

Thắp 5 nén hương

Những nén hương này gọi là Thiên Địa Ngũ hành hương, gọi tắt Âm Dương Ngũ Hành hương. Thông thường có 2 cách để cắm 5 nén hương vào bát hương trên bàn thờ.

Cách 1: Sắp xếp theo 5 phương, ở giữa là hương Giao chủ, trái là hương Thanh Long, phải là hương Bạch Hổ, phía trước là hương Chu Tước, phía sau là lương Huyền Vũ.

5 nén hương mang ý nghĩa là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh hay 5 Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

5 nén hương mang ý nghĩa là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh hay 5 Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Cách 2: Sắp xếp theo hình chữ "Nhất" theo chiều ngang với nén hương thứ nhất là hương Thanh Long, thứ 2 là Bạch Hổ, thứ 3 là Quan Khẩu, thứ 4 là Hộ Pháp và thứ 5 là Báo Mã.

Thông thường cách thắp 5 nén hương này do các thầy pháp tiến hành để dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.

Thắp 7 nén hương

7 nén hương này được gọi là Bắc Đẩu Thất Tinh hương với tên gọi lần lượt là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Dao Quang.

Cách thắp 7 nén hương cùng lúc để mời gọi thần linh, thiên tướng, nếu không đến mức độ bất đắc dĩ thì không nên dùng cách thắp hương này.

Thắp 9 nén hương

Những nén hương này được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, được bày theo 3 hàng và 3 cột, trên mời Ngọc Hoàng Đại Đế, dưới mời Thập điện Diêm Vương.

9 nén hương được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, bày theo 3 hàng và 3 cột.

9 nén hương được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, bày theo 3 hàng và 3 cột.

Cách thắp hương với 9 nén này là tín hiệu dùng để cầu cứu, trong trường hợp bất đắc dĩ và hầu như không có sự trợ giúp nào của con người thì mới sử dụng, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn.

*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Đinh Huế (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thap-huong-bao-nhieu-nen-tren-ban-tho-la-dung-172241201160608179.htm
Zalo