Thành phố nào có tên dài nhất miền Bắc??
Đây là thành phố có tên dài nhất miền Bắc với 11 chữ cái. Tên thành phố này là gì?
1. Thành phố có tên dài nhất miền Bắc thuộc tỉnh nào?
Quảng Ninh
0%
0%
Điện Biên
0%
Lạng Sơn
0%
Chính xác
Điện Biên Phủ là thành phố của tỉnh Điện Biên, được thành lập năm 2004. Với 11 chữ cái, đây là thành phố có tên dài nhất ở 25 tỉnh, thành miền Bắc. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử đặc biệt như Sở chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng, các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập, các đồi A1, C1, D1, E1.
Đây cũng là thành phố du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng cấp quốc gia; trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và trung chuyển trọng điểm của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Điện Biên, vùng Tây Bắc và vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Trong khi đó, thành phố có tên dài nhất cả nước là Phan Rang - Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận.
2. Thành phố có tên ngắn nhất miền Bắc gồm mấy chữ cái?
3
0%
4
0%
5
0%
6
0%
Chính xác
Miền Bắc có 3 thành phố với tên gọi chỉ 5 chữ cái, ngắn nhất trong 25 tỉnh, thành, gồm Thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La), thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) và thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh). Thành phố Sơn La và Phủ Lý cùng thành lập từ năm 2008, trong đó Sơn La có diện tích khoảng 323km2, Phủ Lý rộng hơn 87km2. Thành phố Từ Sơn rộng 61km2 được thành lập muộn hơn, vào cuối năm 2021, sau 13 năm từ huyện trở thành thị xã.
Trong khi đó, thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế có tên gọi ngắn nhất Việt Nam, chỉ 3 chữ cái.
3. Tỉnh nào có ba thành phố trực thuộc đầu tiên của cả nước?
0%
Quảng Ninh
0%
Đồng Tháp
0%
Thái Nguyên
0%
Chính xác
Quảng Ninh là tỉnh có ba và bốn thành phố trực thuộc sớm nhất cả nước, gồm Hạ Long (được thành lập năm 1993, tới năm 2020 được mở rộng địa giới), Móng Cái (thành lập năm 2008), Uông Bí (thành lập năm 2011) và Cẩm Phả (thành lập 2012). Mới đây, thị xã Đông Triều tiếp tục trở thành thành phố thứ 5 trực thuộc tỉnh này.
Bình Dương cũng là địa phương có nhiều thành phố nhất trong cả nước với 5 thành phố, nhưng phải tới năm 2020, tỉnh này mới có 3 thành phố gồm Thủ Dầu Một (thành lập năm 2012), Dĩ An (thành lập năm 2020), Thuận An (thành lập năm 2020). Đến 2023, thành phố Tân Uyên được thành lập và 2024 là Bến Cát.
Ngoài Quảng Ninh và Bình Dương, hiện cả nước còn 3 tỉnh khác có từ ba thành phố trực thuộc trở lên là Thái Nguyên (Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên), Đồng Tháp (Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự), Kiên Giang (Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc).
4. Thành phố duy nhất nào tại Việt Nam có tên phường đặt theo số La Mã?
Bạc Liêu
0%
Vị Thanh
0%
Cần Thơ
0%
Long Xuyên
0%
Chính xác
Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, hiện là địa phương duy nhất có các phường đặt tên theo chữ số La Mã, gồm phường: I, III, IV, V, VII. Thành phố nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, cách trung tâm TPHCM khoảng 240km.
Vị Thanh có vai trò như trung tâm tiểu vùng phía Tây sông Hậu, là đầu mối quan trọng trong giao thương giữa TP Cần Thơ (Kiên Giang), Bạc Liêu và Sóc Trăng. Ngoài ra, thành phố này còn sở hữu hệ thống giao thông đường thủy giúp gắn kết các vùng với bán đảo Cà Mau.
Do đó, Vị Thanh được kỳ vọng sẽ trở thành động lực giúp tỉnh Hậu Giang phát triển, đẩy mạnh đô thị hóa, hiện đại hóa.
5. Thành phố nào có 34 phường nhưng không có xã?
Thủ Đức
0%
Thủ Dầu Một
0%
Bắc Ninh
0%
Dĩ An
0%
Chính xác
Trong các thành phố chỉ có phường, không có xã ở nước ta, thành phố Thủ Đức có nhiều phường nhất với 34 phường. Thành phố Thủ Đức được thành lập năm 2020, trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có diện tích hơn 210km2 và quy mô dân số trên 1 triệu người. Hiện nay Thủ Đức là thành phố đầu tiên và duy nhất thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.