Thành phố 5.000 năm tuổi dưới lòng sa mạc gây chấn động giới khảo cổ

Nhiều thế kỷ, sa mạc Rub' al-Khali được gọi là khu vực trống và bị coi là một biển cát vô hồn, nhưng giờ đây, nó tiết lộ một bí mật kinh ngạc.

Trong nhiều thế kỷ, sa mạc Rub' al-Khali ở Bán đảo Ả Rập bị coi là một biển cát vô hồn. Tuy nhiên giờ đây, nó đang tiết lộ một bí mật đáng kinh ngạc

Trong nhiều thế kỷ, sa mạc Rub' al-Khali ở Bán đảo Ả Rập bị coi là một biển cát vô hồn. Tuy nhiên giờ đây, nó đang tiết lộ một bí mật đáng kinh ngạc

Rub' al-Khali – sa mạc được mệnh danh là “Vùng đất trống rỗng” trải dài từ Saudi Arabia tới Dubai – suốt hàng thế kỷ bị xem là vùng đất chết, không dấu hiệu sự sống. Tuy nhiên hiện tại, lớp cát sâu của nó đang tiết lộ một bí mật gây chấn động giới khảo cổ học.

Từ phát hiện tình cờ năm 2002 của ông Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum – Tiểu vương Dubai – khi bay qua khu vực và nhìn thấy các đụn cát bất thường cùng mảng đen lớn giữa sa mạc, các nhà khảo cổ đã khám phá ra địa điểm mang tên Saruq Al-Hadid – nơi chứa đầy dấu tích luyện đồng và sắt, được cho là một phần của nền văn minh có niên đại 5.000 năm.

Theo TimeOut Dubai, mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tàn tích của một xã hội cổ đại khoảng 3 mét bên dưới bề mặt sa mạc. Môi trường khắc nghiệt và cát dịch chuyển khiến nơi này bị lãng quên suốt nhiều thiên niên kỷ.

Rub' al-Khali rộng hơn 650.000 km vuông, là biển cát liên tục lớn nhất thế giới. Phát hiện này làm sống lại huyền thoại về thành phố Ubar – còn gọi là "Atlantis của sa mạc" – nơi được cho là đã bị chôn vùi bởi thiên tai hoặc bị trừng phạt bởi các vị thần.

Ông T.E. Lawrence, sĩ quan Anh nổi tiếng thời Thế chiến I, từng mô tả Ubar là “thành phố của sự kiêu ngạo bị Thượng đế hủy diệt”.

 Các lớp tại địa điểm này cho thấy nền đá, cồn cát và các mảng thạch cao, với rất nhiều hiện vật, chất thải kim loại cổ đại và xương động vật được tìm thấy.

Các lớp tại địa điểm này cho thấy nền đá, cồn cát và các mảng thạch cao, với rất nhiều hiện vật, chất thải kim loại cổ đại và xương động vật được tìm thấy.

Công nghệ đang dần bắt kịp truyền thuyết

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Khalifa (UAE) đã sử dụng công nghệ radar khẩu độ tổng hợp (SAR) để quét xuyên lớp cát dày mà không cần đào bới.

Kết hợp dữ liệu SAR và ảnh vệ tinh độ phân giải cao, họ đã xác định được các cấu trúc chôn vùi cùng kim loại, xương động vật và các tầng chất thải khảo cổ (midden).

Với sự hỗ trợ của AI, nhóm khoa học đã phát hiện nhiều mẫu hình cho thấy hoạt động của con người cổ đại – từ hệ thống định cư tới đường sá, chứng tỏ sự tồn tại của một xã hội phức tạp và tổ chức.

Bà Diana Francis, Trưởng phòng thí nghiệm Khoa học Địa vật lý và Môi trường (ENGEOS), Đại học Khalifa, cho biết: “Do điều kiện khí hậu và địa hình sa mạc, việc khảo sát mặt đất gặp nhiều khó khăn. Công nghệ radar vệ tinh là giải pháp duy nhất giúp chúng tôi nhìn xuyên lớp cát.” – theo TimeOut Dubai.

Lớp trầm tích tại Saruq Al-Hadid gồm nền đá, đụn cát và mảng thạch cao, kèm theo vô số di vật, kim loại và xương động vật – bằng chứng rõ rệt cho đời sống cư dân xưa.

Theo công bố từ nhóm nghiên cứu, SAR kết hợp AI đang trở thành công cụ thay đổi cuộc chơi trong khảo cổ học, đặc biệt ở các vùng không thể khai quật bằng tay.

Sau khi đối chiếu dữ liệu radar với tài liệu khảo cổ và kiểm chứng thực địa, cơ quan văn hóa Dubai đã phê duyệt kế hoạch khai quật ở những khu vực mới phát hiện.

“Những khu vực này vẫn còn chưa được khám phá, nhưng chúng tôi biết chắc chúng nắm giữ lịch sử văn hóa lâu đời,” bà Francis nói.

Mặc dù danh tính cụ thể của cư dân cổ đại vẫn là bí ẩn, phát hiện này đang làm thay đổi cách nhìn về các nền văn minh sớm tại bán đảo Ả Rập.

Dù ngày nay khô cằn, khu vực này từng có thời kỳ ẩm ướt cách đây 6.000–5.000 năm, hình thành các hồ nông nhờ mưa lớn.

Các hồ nước trên từng hỗ trợ hệ sinh thái đa dạng – một mảnh ghép quan trọng giúp tái dựng lại cuộc sống của một xã hội từng thịnh vượng giữa vùng đất tưởng như “vô hồn”.

Theo Daily Mail

Hải Yến

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/thanh-pho-5000-nam-tuoi-duoi-long-sa-mac-gay-chan-dong-gioi-khao-co-post732444.html
Zalo