Thanh Hóa: Tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 2 và mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, ngập lụt để chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét; Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. Chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống. Kiểm tra, rà soát, chủ động triển khai biện pháp đảm bảo an toàn các công trình đê điều, hồ chứa và các công trình cơ sở hạ tầng.

Các địa phương tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét

Các địa phương tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét

Được biết, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 6.000 hộ dân đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất và 2.211 hộ dân đang sống khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, chủ yếu tại 11 huyện miền núi như, Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh…

Theo ông Trịnh Văn Thế, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, việc rà soát, sẵn sàng phương án ứng phó đã và đang được địa phương tích cực triển khai.

Kiểm tra, rà soát, chủ động triển khai biện pháp đảm bảo an toàn các công trình đê điều, hồ chứa và các công trình cơ sở hạ tầng

Kiểm tra, rà soát, chủ động triển khai biện pháp đảm bảo an toàn các công trình đê điều, hồ chứa và các công trình cơ sở hạ tầng

"Những ngày mưa thế này, huyện phân công xã, xã xuống bản kiểm tra, giao cho trưởng bản nếu có nguy cơ thì gõ kẻng, dùng phương tiện thông tin, đối với một số bản chưa bố trí tái định cư được thì bố trí nhà văn hóa, trường học sẵn sàng để người dân chuyển ra nếu mưa kéo dài", ông Trịnh Văn Thế nói.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố ven biển, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn đối với hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, ven bờ.

Chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống

Chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập, đê điều, hạn chế thiệt hại đối với nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, an toàn hệ thống điện; điều tiết các hồ thủy lợi, thủy điện bảo đảm vận hành khoa học, an toàn tuyệt đối cho công trình, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, trong đó lưu ý chỉ đạo các chủ hồ chứa thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ.

Sỹ Đức/VOV1

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/thanh-hoa-tap-trung-ung-pho-bao-so-2-va-mua-lu-post1109553.vov
Zalo