Thanh Hóa: Cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mỏ cát tại xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ cát xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy đối với Công ty CP đầu tư khai thác khoáng sản Thành Đạt.

Theo đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật Nhà nước và xét đề nghị của đơn vị liên quan, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định cho phép Công ty CP đầu tư khai thác khoáng sản Thành Đạt (địa chỉ tại số nhà 06 phố Thắng, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ cát xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, cụ thể:

Diện tích mỏ được cấp phép 21,659 ha; trữ lượng được phép đưa vào thiết kế khai thác 3.048.799 m3; thời hạn khai thác 30 năm. (Ảnh minh họa)

Diện tích mỏ được cấp phép 21,659 ha; trữ lượng được phép đưa vào thiết kế khai thác 3.048.799 m3; thời hạn khai thác 30 năm. (Ảnh minh họa)

Diện tích mỏ 21,659 ha; mức sâu khai thác thấp nhất đối với phần diện tích thuộc lòng sông đến + 5 m, đối với phần diện tích thuộc bãi sông đến + 5,5 m; trữ lượng địa chất cấp 122: 3.048.799 m3, gồm: Khoáng sản chính: Cát làm vật liệu xây dựng thông thường 2.817.031 m3, trong đó: Cát đen là 2.367.277 m3, cát vàng là 449.754 m3; khoáng sản đi kèm: Đất san lấp và cuội sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường 231.768 m3, trong đó: Đất san lấp là 172.973 m3, cuội sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường là 58.795 m3 .

Trữ lượng được phép đưa vào thiết kế khai thác là 3.048.799 m3, gồm: Khoáng sản chính: Cát làm vật liệu xây dựng thông thường 2.817.031 m 3, trong đó: Cát đen 2.367.277 m3, cát vàng 449.754 m3; khoáng sản đi kèm: Đất san lấp và cuội sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường 231.768 m3, trong đó: Đất san lấp 172.973 m3, cuội sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường 58.795 m3.

Trữ lượng khai thác 2.942.209 m3, gồm: Khoáng sản chính: Cát làm vật liệu xây dựng thông thường 2.710.441 m3, trong đó: Cát đen 2.277.705 m3, cát vàng 432.736 m3; khoáng sản đi kèm: Đất san lấp và cuội sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường 231.768 m3, trong đó: Đất san lấp 172.973 m3, cuội sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường 58.795 m3.

Công suất khai thác (ở trạng thái tự nhiên) là 100.000 m3 /năm, kể từ ngày Giấy phép này có hiệu lực; phương pháp khai thác lộ thiên; thời hạn khai thác 30 năm kể từ ngày Giấy phép này có hiệu lực, trong đó thời gian xây dựng cơ bản mỏ là 07 tháng; thời gian khai thác trong ngày từ 5 giờ đến 19 giờ (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 10/2025/NĐ-CP ngày 11/01/2025 của Chính phủ). Thời gian khai thác trong năm theo Công văn số 7474/UBND-CN ngày 10/6/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa quy định thời gian khai thác trong năm đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (phải dừng mọi hoạt động khai thác, kể từ ngày có bản tin của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia báo bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thanh Hóa cho đến khi bão và áp thấp nhiệt đới tan hoặc khi mực nước sông đạt mức báo động từ cấp 1 trở lên); mục đích sử dụng khoáng sản là làm vật liệu xây dựng thông thường.

Công ty CP đầu tư khai thác khoáng sản Thành Đạt có trách nhiệm nộp lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản, các khoản phí, lệ phí có liên quan và các nghĩa vụ tài chính theo quy định; tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng tọa độ, diện tích, trữ lượng, công suất quy định tại Điều 1 của Giấy phép này; trước khi tiến hành khai thác phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; báo cáo Sở Nông nghiệp và Môi trường để kiểm tra tại thực địa, xác định tọa độ, mặt bằng khai thác và cắm mốc giới hạn phạm vi khu vực được phép khai thác; phải thực hiện và hoàn thành thủ tục thuê đất khu vực mỏ theo quy định; lập phương án đảm bảo giao thông đường thủy nội địa trình Sở Xây dựng chấp thuận theo quy định của pháp luật hiện hành; đăng ký tên, loại phương tiện, thiết bị được sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi và yêu cầu về đăng ký theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa, pháp luật liên quan; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi hoặc ký hợp đồng vận chuyển với các chủ phương tiện đủ điều kiện vận chuyển theo quy định của pháp luật trong trường hợp không trực tiếp vận chuyển cát, sỏi sau khai thác; lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác để công khai thông tin Giấy phép khai thác, dự án khai thác cát, sỏi lòng sông với các nội dung: Tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên, phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát, sỏi; thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đầy đủ nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án khai thác khoáng sản được phê duyệt và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện việc ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định.

Trong quá trình khai thác, phải thực hiện đúng và đầy đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ; phải có các biện pháp phòng, chống các sự cố, bảo đảm an toàn lao động và các quy định khác có liên quan trong khai thác mỏ. Phải thu hồi tối đa sản phẩm khai thác từ mỏ và các sản phẩm khác (nếu có); báo cáo đúng sản lượng khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện kết nối, truyền thông tin và cung cấp giá bán vật liệu với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường để công bố công khai trên Website do Sở Tài chính quản lý và theo dõi theo quy định.

Việc quản lý, sử dụng khoáng sản khai thác, chế biến phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành; chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về kê khai, nộp thuế đúng, đủ sản lượng được cấp phép; kê khai giá, niêm yết, công khai giá bán vật liệu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) tại mỏ theo quy định; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ đầu tư các dự án để cung cấp báo giá (giá bán tại mỏ) phục vụ việc lập dự án đầu tư theo quy định; không được từ chối, gây khó khăn trong việc cung cấp giá bán khi có yêu cầu của cơ quan chức năng; ưu tiên việc cung cấp nguồn vật liệu cho các dự án, công trình đầu tư công trên địa bàn khi có yêu cầu.

Tuyệt đối không găm hàng, tích trữ, đầu cơ, nâng giá, ép giá, bán với giá cao hơn mức giá (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đã kê khai giá được niêm yết, công bố gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và Nhân dân; thực hiện việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng đầy đủ, đúng giá bán cho người dân, doanh nghiệp; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm việc kê khai giá bán không đúng thực tế, vi phạm các quy định trong hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản…

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực thi nhiệm vụ được phân công.

Đình Đông

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/thanh-hoa-cap-giay-phep-khai-thac-khoang-san-mo-cat-tai-xa-cam-ngoc-huyen-cam-thuy-99112.html
Zalo