Thăm làng cổ Ma Lé trăm năm trên cao nguyên đá Hà Giang

Cách trung tâm huyện Đồng Văn khoảng 15 km, làng cổ Ma Lé (hay Má Lé) có tuổi đời hàng trăm năm. Bao quanh bởi những dãy núi đá tai mèo, Ma Lé nổi bật với những nếp nhà trình tường bằng đất và mái ngói âm dương.

Cách trung tâm huyện Đồng Văn khoảng 15 km, làng cổ Ma Lé (hay Má Lé) có tuổi đời hàng trăm năm. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Cách trung tâm huyện Đồng Văn khoảng 15 km, làng cổ Ma Lé (hay Má Lé) có tuổi đời hàng trăm năm. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Theo Cổng TTĐT huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Ma Lé có diện tích tự nhiên khoảng 652 hec-ta, trong đó 150 hec-ta là đất nông nghiệp, phần còn lại là đất rừng và núi đá tự nhiên.

Ma Lé nổi bật với những nếp nhà trình tường bằng đất và mái ngói âm dương. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Ma Lé nổi bật với những nếp nhà trình tường bằng đất và mái ngói âm dương. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Không chỉ là nơi cư trú của người Giáy, Ma Lé còn là "kho tàng" văn hóa đặc sắc, nơi lưu giữ những giá trị truyền thống quý báu. Ngày nay, làng cổ Ma Lé trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách tham quan, tìm hiểu văn hóa đặc trưng của vùng cao nguyên đá.

Làng cổ Ma Lé là nơi cư trú của đồng bào người Giáy. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Làng cổ Ma Lé là nơi cư trú của đồng bào người Giáy. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Đến với Ma Lé, du khách có thể khám phá lối kiến trúc truyền thống của dân tộc Giáy tại các ngôi nhà cổ. Theo người dân kể lại, hầu hết các ngôi nhà đều được xây dựng từ hơn 100 năm trước, có nhà đã tồn tại đến 200 năm.

Các ngôi nhà cổ ở Ma Lé đều được xây dựng từ hơn 100 năm trước. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Các ngôi nhà cổ ở Ma Lé đều được xây dựng từ hơn 100 năm trước. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Các ngôi nhà này thường có ba gian, hai tầng, tường được trình bằng đất nện, móng tường xây bằng đá xanh, và chân cột được đặt trên các phiến đá xanh.

Bên trong một căn nhà cổ ở Ma Lé. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Bên trong một căn nhà cổ ở Ma Lé. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Cột, kèo nhà được làm từ gỗ quý, sàn lát ván, mái lợp ngói âm dương, tạo nên sự vững chắc. Sân nhà thương được lát bằng các phiến đá xanh. Chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia đình thường được xây dựng sát sân trước cửa nhà, thuận tiện cho sinh hoạt.

Làng cổ Ma Lé cũng hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc qua trang phục, lễ hội và ẩm thực.

Làng cổ Ma Lé cũng hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc qua trang phục, lễ hội và ẩm thực.

Đặc biệt, các ngôi nhà cổ này đều do chính người dân tộc Giáy tự xây dựng, không cần thuê thợ từ nơi khác, thể hiện sự khéo léo và tay nghề truyền thống của họ.

Những ngôi nhà tại đây được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của dân tộc Giáy. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Những ngôi nhà tại đây được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của dân tộc Giáy. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Người dân làng Ma Lé chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang và trồng ngô trên các đám nương cao. Ngoài ra, bà con còn trồng các loại cây như tam giác mạch, ý dĩ, rau đậu, đồng thời chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Một góc yên bình ở làng cổ Ma Lé. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Một góc yên bình ở làng cổ Ma Lé. Ảnh: Hoàng Minh Đức

Họ cũng làm các nghề phụ như đồ gỗ, rèn đúc, làm ngói máng, nấu rượu ngô truyền thống, trồng cây thuốc bắc, cũng như buôn bán nhỏ để tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Ảnh: Hoàng Minh Đức

Ảnh: Hoàng Minh Đức

Làng cổ Ma Lé cũng hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc qua trang phục, lễ hội và ẩm thực. Phụ nữ Giáy khéo léo tự may trang phục truyền thống gồm áo dài đen, váy xanh, thắt lưng đỏ hoặc xanh, cùng đôi giày vải thêu hoa văn tinh xảo. Các bộ trang phục này thường xuất hiện trong các dịp lễ hội, Tết và đám cưới.

Đăng Huy Hoàng Minh Đức

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/tham-lang-co-ma-le-tram-nam-tren-cao-nguyen-da-ha-giang/
Zalo