Thăm địa đạo Củ Chi - một kỳ tích anh hùng trong lòng đất

Địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh được coi là một kỳ tích anh hùng, một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam. Đây là 'địa chỉ đỏ' thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng 'đất thép' trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

Khu di tích địa đạo Củ Chi nằm ở đường tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh).

Địa đạo Củ Chi được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và được gia cố trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hệ thống đường hầm dọc ngang nhiều tầng sâu từ 3-12m, chạy ngoắt nghéo dài hơn 250km, xuyên sâu trong lòng đất sét pha đá ong, kết hợp với khoảng 500km chiến hào bao quanh.

Trong tầng hầm có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, hầm làm việc của lãnh đạo, hầm giải phẫu, xưởng công binh, có thể chịu được sức công phá của nhiều loại bom hạng nặng. Lòng địa đạo rất hẹp, chỉ cho một người đi, phải cúi sát mặt đất mới lách được.

Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong hai cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt kéo dài suốt hàng chục năm để có thể giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Ngày nay, di tích địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng và Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức).

 Ở địa đạo Củ Chi, hầm bí mật cấu tạo theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là trong lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ thù đi trên mặt đất khó phát hiện được căn hầm. Trong ảnh là một nắp hầm ở hệ thống địa đạo Củ Chi hiện nay.

Ở địa đạo Củ Chi, hầm bí mật cấu tạo theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là trong lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ thù đi trên mặt đất khó phát hiện được căn hầm. Trong ảnh là một nắp hầm ở hệ thống địa đạo Củ Chi hiện nay.

 Địa đạo Củ Chi xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và được gia cố trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Địa đạo Củ Chi xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và được gia cố trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Hệ thống đường hầm dọc ngang nhiều tầng sâu từ 3-12m, chạy ngoắt nghéo dài hơn 250km, xuyên sâu trong lòng đất sét pha đá ong, kết hợp với khoảng 500km chiến hào bao quanh.

Hệ thống đường hầm dọc ngang nhiều tầng sâu từ 3-12m, chạy ngoắt nghéo dài hơn 250km, xuyên sâu trong lòng đất sét pha đá ong, kết hợp với khoảng 500km chiến hào bao quanh.

Những dấu tích của địa đạo Củ Chi vẫn còn tới ngày nay.

Những dấu tích của địa đạo Củ Chi vẫn còn tới ngày nay.

Bên trong lòng địa đạo Củ Chi ngày nay.

Bên trong lòng địa đạo Củ Chi ngày nay.

 Hầm nghỉ ngơi và làm việc của Tư lệnh tại địa đạo Củ Chi.

Hầm nghỉ ngơi và làm việc của Tư lệnh tại địa đạo Củ Chi.

Hầm công binh xưởng ở Khu di tích địa đạo Củ Chi.

Hầm công binh xưởng ở Khu di tích địa đạo Củ Chi.

 Những hình ảnh tái hiện về cuộc sống ở địa đạo Củ Chi.

Những hình ảnh tái hiện về cuộc sống ở địa đạo Củ Chi.

 Hầm giải phẫu trong lòng địa đạo.

Hầm giải phẫu trong lòng địa đạo.

 Còn có rất nhiều hình ảnh về cuộc sống một thời trong lòng địa đạo Củ Chi.

Còn có rất nhiều hình ảnh về cuộc sống một thời trong lòng địa đạo Củ Chi.

 Những không gian sống đầy khó khăn trong lòng địa đạo Củ Chi một thời.

Những không gian sống đầy khó khăn trong lòng địa đạo Củ Chi một thời.

 Và không thể thiếu hình ảnh về chiếc mũ tai bèo và tấm khăn rằn.

Và không thể thiếu hình ảnh về chiếc mũ tai bèo và tấm khăn rằn.

 Một góc giếng nước ở địa đạo Củ Chi.

Một góc giếng nước ở địa đạo Củ Chi.

 Trong những tháng ngày lịch sử hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, nhiều cựu chiến binh đã tới thăm địa đạo Củ Chi.

Trong những tháng ngày lịch sử hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, nhiều cựu chiến binh đã tới thăm địa đạo Củ Chi.

 Giây phút trầm tư của một cựu chiến binh khi tham quan địa đạo Củ Chi.

Giây phút trầm tư của một cựu chiến binh khi tham quan địa đạo Củ Chi.

 Những cựu chiến binh bên Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược ở Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Những cựu chiến binh bên Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược ở Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

 Bên trong Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược ở địa đạo Củ Chi, có những bức tường đá hoa cương ghi tên các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Hơn 45.600 liệt sĩ được khắc tên trong đền, gồm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, anh hùng, liệt sĩ… từ nhiều địa phương trên cả nước.

Bên trong Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược ở địa đạo Củ Chi, có những bức tường đá hoa cương ghi tên các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Hơn 45.600 liệt sĩ được khắc tên trong đền, gồm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, anh hùng, liệt sĩ… từ nhiều địa phương trên cả nước.

 Rất nhiều cựu chiến binh đã đến Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược và không khỏi nghẹn ngào xúc động khi thấy những dòng tên được vinh danh ở đây.

Rất nhiều cựu chiến binh đã đến Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược và không khỏi nghẹn ngào xúc động khi thấy những dòng tên được vinh danh ở đây.

THÀNH ĐẠT - NGÂN ANH

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-tham-dia-dao-cu-chi-mot-ky-tich-anh-hung-trong-long-dat-post870497.html
Zalo