Thăm các di tích thờ nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương

Hòa chung dòng chảy của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch đã trở thành ngày lễ trọng đại với mỗi người dân Hải Dương. Đây cũng là dịp nhiều di tích thờ các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương mở hội để nhân dân hướng về nguồn cội.

Hải Dương hiện còn khoảng 100 di tích đình, đền, chùa, miếu... thờ hoặc kết hợp thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng. Các di tích còn lại thờ hoặc phối thờ nhiều nhân vật thời Hùng Vương như: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, công chúa Tiên Dung, Bảo Phúc Đại Vương... Trong ảnh: Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng

Hải Dương hiện còn khoảng 100 di tích đình, đền, chùa, miếu... thờ hoặc kết hợp thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng. Các di tích còn lại thờ hoặc phối thờ nhiều nhân vật thời Hùng Vương như: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, công chúa Tiên Dung, Bảo Phúc Đại Vương... Trong ảnh: Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng

Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương. Theo truyền thuyết, đất nước ta có 18 đời vua Hùng trị vì hơn 2.600 năm. Một số học giả cho rằng thực chất 18 vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều vua lần lượt trị vì và có chung vương hiệu, khởi đầu là Kinh Dương Vương. Ông được coi là Đức thủy tổ của người Việt. Trong ảnh: Ban thờ chính, phía trước hậu cung của đình An Khoái

Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương. Theo truyền thuyết, đất nước ta có 18 đời vua Hùng trị vì hơn 2.600 năm. Một số học giả cho rằng thực chất 18 vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều vua lần lượt trị vì và có chung vương hiệu, khởi đầu là Kinh Dương Vương. Ông được coi là Đức thủy tổ của người Việt. Trong ảnh: Ban thờ chính, phía trước hậu cung của đình An Khoái

Theo mộc bản sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 2.879 trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi. Ông lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ đó, Hùng Vương trở thành niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua kế tiếp. Như vậy, theo logic, Giỗ Tổ chính là giỗ Kinh Dương Vương… Ngày Giỗ Tổ mùng 10/3, thôn An Khoái không tổ chức lễ hội nhưng vẫn mở cửa đình, dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước. Trong ảnh: Bên trong hậu cung của đình An Khoái

Theo mộc bản sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 2.879 trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi. Ông lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ đó, Hùng Vương trở thành niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua kế tiếp. Như vậy, theo logic, Giỗ Tổ chính là giỗ Kinh Dương Vương… Ngày Giỗ Tổ mùng 10/3, thôn An Khoái không tổ chức lễ hội nhưng vẫn mở cửa đình, dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước. Trong ảnh: Bên trong hậu cung của đình An Khoái

Đình Lễ Quán ở phường Thạch Khôi (TP Hải Dương) thờ An Dương Vương - vị vua lập nên nước Âu Lạc, tiếp nối nhà nước Văn Lang. Theo truyền thuyết, ông được thần Kim Quy giúp sức chế nỏ thần, xây dựng thành Cổ Loa, chống quân Tần, Triệu, giữ yên bờ cõi. Trong ảnh: Toàn cảnh đình Lễ Quán nhìn từ trên cao

Đình Lễ Quán ở phường Thạch Khôi (TP Hải Dương) thờ An Dương Vương - vị vua lập nên nước Âu Lạc, tiếp nối nhà nước Văn Lang. Theo truyền thuyết, ông được thần Kim Quy giúp sức chế nỏ thần, xây dựng thành Cổ Loa, chống quân Tần, Triệu, giữ yên bờ cõi. Trong ảnh: Toàn cảnh đình Lễ Quán nhìn từ trên cao

Trong cuộc chiến chống Triệu Đà, vì con gái Mỵ Châu quá yêu Trọng Thủy (con trai Triệu Đà) nên để nỏ thần rơi vào tay giặc. Trong lần lui binh cùng con gái cưỡi ngựa chạy về nơi đồn trú ngày trước tại Thạch Khôi, vua viết thần hiệu giao phó cho nhân dân ngày sau phụng thờ. Thần Kim Quy từ dưới sông ngoi lên đến trước mặt vua nói: “Giặc cưỡi trên lưng ngựa phía sau nhà vua đó”. Vua chạy thẳng đến đất Diễn Châu, tự giết con gái và nhảy xuống biển tự vẫn... Sau này, nhân dân đã xây dựng đình để thờ phụng vua. Trong ảnh: Ban thờ chính đình Lễ Quán luôn được người trông nom dọn dẹp sạch sẽ, giữ gìn sự trang nghiêm

Trong cuộc chiến chống Triệu Đà, vì con gái Mỵ Châu quá yêu Trọng Thủy (con trai Triệu Đà) nên để nỏ thần rơi vào tay giặc. Trong lần lui binh cùng con gái cưỡi ngựa chạy về nơi đồn trú ngày trước tại Thạch Khôi, vua viết thần hiệu giao phó cho nhân dân ngày sau phụng thờ. Thần Kim Quy từ dưới sông ngoi lên đến trước mặt vua nói: “Giặc cưỡi trên lưng ngựa phía sau nhà vua đó”. Vua chạy thẳng đến đất Diễn Châu, tự giết con gái và nhảy xuống biển tự vẫn... Sau này, nhân dân đã xây dựng đình để thờ phụng vua. Trong ảnh: Ban thờ chính đình Lễ Quán luôn được người trông nom dọn dẹp sạch sẽ, giữ gìn sự trang nghiêm

Đình Lễ Quán được xây dựng vào khoảng thời Nguyễn, xây lại vào năm 2005. Mỗi năm đình mở hội vào ngày mất của ngài (25/11 âm lịch). Dịp đó, nhân dân trong làng, du khách thập phương về trảy hội rất đông. Ngoài lễ rước độc đáo, lễ hội có nhiều trò chơi dân gian như đi cầu kiều, bắt vịt, cờ tướng, hát chèo… Trong ảnh: Tại đình còn 6 bức đại tự và 6 đôi câu đối ca ngợi công lao của An Dương Vương đối với đất nước

Đình Lễ Quán được xây dựng vào khoảng thời Nguyễn, xây lại vào năm 2005. Mỗi năm đình mở hội vào ngày mất của ngài (25/11 âm lịch). Dịp đó, nhân dân trong làng, du khách thập phương về trảy hội rất đông. Ngoài lễ rước độc đáo, lễ hội có nhiều trò chơi dân gian như đi cầu kiều, bắt vịt, cờ tướng, hát chèo… Trong ảnh: Tại đình còn 6 bức đại tự và 6 đôi câu đối ca ngợi công lao của An Dương Vương đối với đất nước

Dịp Giỗ Tổ 10/3 hằng năm, các bậc cao tuổi trong làng đều tổ chức dâng hương, nhân dân mang lễ đến đình cúng tế. Trong ảnh: Gian đại bái còn trưng 8 đạo sắc phong của các triều đại

Dịp Giỗ Tổ 10/3 hằng năm, các bậc cao tuổi trong làng đều tổ chức dâng hương, nhân dân mang lễ đến đình cúng tế. Trong ảnh: Gian đại bái còn trưng 8 đạo sắc phong của các triều đại

Bia thần tích có ghi, xưa kia An Dương Vương từng 3 lần về thăm dân làng thôn Lễ Quán (hiện là khu dân cư Lễ Quán, phường Thạch Khôi, TP Hải Dương)

Bia thần tích có ghi, xưa kia An Dương Vương từng 3 lần về thăm dân làng thôn Lễ Quán (hiện là khu dân cư Lễ Quán, phường Thạch Khôi, TP Hải Dương)

Đình Thủ Pháp ở xã Đoàn Kết (Thanh Miện) thờ Tản Viên Sơn Thánh (tục gọi là Sơn Tinh, nhân vật nổi tiếng trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh). Trong ảnh: Phía trước cổng đình Thủ Pháp

Đình Thủ Pháp ở xã Đoàn Kết (Thanh Miện) thờ Tản Viên Sơn Thánh (tục gọi là Sơn Tinh, nhân vật nổi tiếng trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh). Trong ảnh: Phía trước cổng đình Thủ Pháp

Sơn Tinh là 1 trong 2 người con rể của Vua Hùng thứ 18. Sau khi thắng Thủy Tinh, ông lấy công chúa Mỵ Nương Ngọc Hoa. Người con rể còn lại của Vua Hùng thứ 18 là Chử Đồng Tử, lấy Mỵ Châu Tiên Dung. Trong ảnh: Chính giữa đình Thủ Pháp

Sơn Tinh là 1 trong 2 người con rể của Vua Hùng thứ 18. Sau khi thắng Thủy Tinh, ông lấy công chúa Mỵ Nương Ngọc Hoa. Người con rể còn lại của Vua Hùng thứ 18 là Chử Đồng Tử, lấy Mỵ Châu Tiên Dung. Trong ảnh: Chính giữa đình Thủ Pháp

Sơn Tinh và Chử Đồng Tử cùng với Thánh Gióng và Mẫu Liễu Hạnh được dân gian phong là Tứ bất tử. Trong ảnh: Ban thờ Tản Viên Sơn Thánh uy nghi, lộng lẫy

Sơn Tinh và Chử Đồng Tử cùng với Thánh Gióng và Mẫu Liễu Hạnh được dân gian phong là Tứ bất tử. Trong ảnh: Ban thờ Tản Viên Sơn Thánh uy nghi, lộng lẫy

Bên trái đình Thủ Pháp có đền thờ Ma Thị Cao Sơn thần nữ (mẹ nuôi của ngài Tản Viên Sơn Thánh). Đình được xây dựng vào thời Lê, trùng tu lần đầu vào thời Nguyễn (năm Nhâm Tuất 1922). Ngày nay, lễ hội đình Thủ Pháp diễn ra từ ngày 12 - 14/3 âm lịch hằng năm. Trong ảnh: Khu vực đền thờ Ma Thị Cao Sơn thần nữ

Bên trái đình Thủ Pháp có đền thờ Ma Thị Cao Sơn thần nữ (mẹ nuôi của ngài Tản Viên Sơn Thánh). Đình được xây dựng vào thời Lê, trùng tu lần đầu vào thời Nguyễn (năm Nhâm Tuất 1922). Ngày nay, lễ hội đình Thủ Pháp diễn ra từ ngày 12 - 14/3 âm lịch hằng năm. Trong ảnh: Khu vực đền thờ Ma Thị Cao Sơn thần nữ

Tượng thờ Ma Thị Cao Sơn thần nữ

Tượng thờ Ma Thị Cao Sơn thần nữ

Tiên Dung công chúa, con gái Vua Hùng thứ 18 lấy Chử Đồng Tử. Hiện có đền Bảo Sài ở phường Lê Thanh Nghị; đình Bình Lâu ở phường Thanh Bình (cùng TP Hải Dương); chùa Dâu ở xã Nhật Tân (Gia Lộc) và miếu Hán Dương ở xã Hưng Long (Ninh Giang) thờ Tiên Dung. Trong ảnh: Miếu Hán Dương ở xã Hưng Long (Ninh Giang). Theo ông Hoàng Văn Liên, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hưng Long, miếu Hán Dương hiện không còn nguyên vẹn như trước và đã xuống cấp. Khi mới xây dựng, miếu hình chữ Đinh gồm 1 gian tiền tế 2 chái, 1 gian hậu cung, 1 tầng mái không đao, có sân miếu tường bao trên khoảng đất rộng. Xung quanh miếu còn có 3 sào ruộng, người dân thay nhau canh tác trồng lúa nếp để lấy gạo đồ xôi phục vụ cúng lễ tại miếu. Miếu có long đình, có bát bửu, có cả kiệu

Tiên Dung công chúa, con gái Vua Hùng thứ 18 lấy Chử Đồng Tử. Hiện có đền Bảo Sài ở phường Lê Thanh Nghị; đình Bình Lâu ở phường Thanh Bình (cùng TP Hải Dương); chùa Dâu ở xã Nhật Tân (Gia Lộc) và miếu Hán Dương ở xã Hưng Long (Ninh Giang) thờ Tiên Dung. Trong ảnh: Miếu Hán Dương ở xã Hưng Long (Ninh Giang). Theo ông Hoàng Văn Liên, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hưng Long, miếu Hán Dương hiện không còn nguyên vẹn như trước và đã xuống cấp. Khi mới xây dựng, miếu hình chữ Đinh gồm 1 gian tiền tế 2 chái, 1 gian hậu cung, 1 tầng mái không đao, có sân miếu tường bao trên khoảng đất rộng. Xung quanh miếu còn có 3 sào ruộng, người dân thay nhau canh tác trồng lúa nếp để lấy gạo đồ xôi phục vụ cúng lễ tại miếu. Miếu có long đình, có bát bửu, có cả kiệu

Năm 1941, miếu được người dân trùng tu, tôn tạo. Năm 1995, ông Liên và người dân tiếp tục trùng tu miếu để có được như ngày nay. Hiện miếu vẫn có kiến trúc đơn sơ, quy mô nhỏ

Năm 1941, miếu được người dân trùng tu, tôn tạo. Năm 1995, ông Liên và người dân tiếp tục trùng tu miếu để có được như ngày nay. Hiện miếu vẫn có kiến trúc đơn sơ, quy mô nhỏ

Ông Hoàng Văn Liên, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hưng Long vẫn thực hiện công việc trông nom ngôi miếu

Ông Hoàng Văn Liên, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hưng Long vẫn thực hiện công việc trông nom ngôi miếu

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương, TP Chí Linh là địa phương có nhiều di tích thờ các nhân vật thời Hùng Vương nhất tỉnh với 35 di tích. Trong ảnh: Đình Lý Dương, khu dân cư Lý Dương, phường Cổ Thành (TP Chí Linh) thờ Cao Lỗ Vương (một vị tướng nổi tiếng tài giỏi thời An Dương Vương), Cao Sơn Đại Vương (người có công giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh giặc giữ nước)

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương, TP Chí Linh là địa phương có nhiều di tích thờ các nhân vật thời Hùng Vương nhất tỉnh với 35 di tích. Trong ảnh: Đình Lý Dương, khu dân cư Lý Dương, phường Cổ Thành (TP Chí Linh) thờ Cao Lỗ Vương (một vị tướng nổi tiếng tài giỏi thời An Dương Vương), Cao Sơn Đại Vương (người có công giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh giặc giữ nước)

Đình xây dựng thế kỷ XVI. Theo các cụ cao niên truyền miệng lại, khi Cao Lỗ Vương mất, thân xác trôi sông, đầu dạt về phía Cổ Thành, người dạt về phía xã Cao Đức, huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Người dân Cổ Thành bấy giờ vớt được nên lập đình thờ, tôn thành hoàng làng. Trong ảnh: Ban thờ chính phía trước hậu cung của đình được bài trí lộng lẫy, bắt mắt

Đình xây dựng thế kỷ XVI. Theo các cụ cao niên truyền miệng lại, khi Cao Lỗ Vương mất, thân xác trôi sông, đầu dạt về phía Cổ Thành, người dạt về phía xã Cao Đức, huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Người dân Cổ Thành bấy giờ vớt được nên lập đình thờ, tôn thành hoàng làng. Trong ảnh: Ban thờ chính phía trước hậu cung của đình được bài trí lộng lẫy, bắt mắt

Trước đây, đình ở vị trí khác, cách vị trí hiện tại khoảng 1 km về phía đông nam. Từ 1939 - 1941, thực dân Pháp đào sông Đáp Khê qua làng nên đình được chuyển về vị trí hiện tại. Trong ảnh: Ngai thờ bên trong hậu cung

Trước đây, đình ở vị trí khác, cách vị trí hiện tại khoảng 1 km về phía đông nam. Từ 1939 - 1941, thực dân Pháp đào sông Đáp Khê qua làng nên đình được chuyển về vị trí hiện tại. Trong ảnh: Ngai thờ bên trong hậu cung

Một cốn chạm được giữ nguyên vẹn từ khi xây dựng đình cho tới ngày nay

Một cốn chạm được giữ nguyên vẹn từ khi xây dựng đình cho tới ngày nay

Bát hương đồng thời Nguyễn tại đình

Bát hương đồng thời Nguyễn tại đình

Cụm di tích đình, nghè Ngọc Lâu ở thôn Ngọc Lâu, xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) khá độc đáo bởi thờ 6 vị danh tướng thời Hùng Vương thứ 6: Lôi công, Long công, Lân công, Hoàng công, Bội công và Chấn công. Các ông đã đem 3 vạn quân quyết giao chiến với giặc, đồng thời cho sứ giả đi khắp nơi, tìm được Thánh Gióng giúp vua dẹp giặc Ân. Chưa có tài liệu nào xác định đình, nghè Ngọc Lâu được khởi dựng từ bao giờ

Cụm di tích đình, nghè Ngọc Lâu ở thôn Ngọc Lâu, xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) khá độc đáo bởi thờ 6 vị danh tướng thời Hùng Vương thứ 6: Lôi công, Long công, Lân công, Hoàng công, Bội công và Chấn công. Các ông đã đem 3 vạn quân quyết giao chiến với giặc, đồng thời cho sứ giả đi khắp nơi, tìm được Thánh Gióng giúp vua dẹp giặc Ân. Chưa có tài liệu nào xác định đình, nghè Ngọc Lâu được khởi dựng từ bao giờ

Đình Mân Lộc, thôn Cổ Phục, xã Kim Liên (Kim Thành) thờ Phù Đổng Thiên Vương (còn gọi là Thánh Gióng), người có công giúp Vua Hùng thứ 6 đánh đuổi giặc Ân

Đình Mân Lộc, thôn Cổ Phục, xã Kim Liên (Kim Thành) thờ Phù Đổng Thiên Vương (còn gọi là Thánh Gióng), người có công giúp Vua Hùng thứ 6 đánh đuổi giặc Ân

Xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ) là nơi khá đặc biệt vì có 3 di tích cùng thờ Cao Sơn Đại Vương - một danh tướng có công giúp Vua Hùng thứ 18 đánh tan quân Thục. Đó là đình Ngọc Lâm, Quỳnh Gôi và đình Thượng Lang, trong đó 2 đình Quỳnh Gôi và Ngọc Lâm là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong ảnh: Đình Ngọc Lâm nhìn từ trên cao

Xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ) là nơi khá đặc biệt vì có 3 di tích cùng thờ Cao Sơn Đại Vương - một danh tướng có công giúp Vua Hùng thứ 18 đánh tan quân Thục. Đó là đình Ngọc Lâm, Quỳnh Gôi và đình Thượng Lang, trong đó 2 đình Quỳnh Gôi và Ngọc Lâm là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong ảnh: Đình Ngọc Lâm nhìn từ trên cao

Ban thờ chính bên trong đình Quỳnh Gôi

Ban thờ chính bên trong đình Quỳnh Gôi

Phía trước đình Thượng Lang

Phía trước đình Thượng Lang

Đền Cậy ở xã Long Xuyên (Bình Giang) là di tích được xếp hạng cấp quốc gia, thờ Bảo Phúc Đại Vương - một người con của quê hương có công giúp Vua Hùng thứ 18 đánh giặc Thục

Đền Cậy ở xã Long Xuyên (Bình Giang) là di tích được xếp hạng cấp quốc gia, thờ Bảo Phúc Đại Vương - một người con của quê hương có công giúp Vua Hùng thứ 18 đánh giặc Thục

Ban thờ Bảo Phúc Đại Vương sơn son thếp vàng uy nghi, lộng lẫy

Ban thờ Bảo Phúc Đại Vương sơn son thếp vàng uy nghi, lộng lẫy

Đình An Bộ, thôn An Bộ, xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) thờ 5 vị tướng dưới các triều Vua Hùng là Sai Lang, Chiêu Lang, Điền Lang, Tuấn Lang và Thận Lang

Đình An Bộ, thôn An Bộ, xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) thờ 5 vị tướng dưới các triều Vua Hùng là Sai Lang, Chiêu Lang, Điền Lang, Tuấn Lang và Thận Lang

Những di tích thờ hoặc phối thờ nhân vật thời Hùng Vương vẫn luôn được các cấp ủy, chính quyền, nhân dân giữ gìn, bảo tồn. Nhiều di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa các cấp

Tín ngưỡng thờ cúng các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương vẫn trường tồn, chảy mãi trong lớp lớp "con Lạc, cháu Hồng". Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, ở nhiều di tích đều diễn ra các nghi thức truyền thống hoặc mở hội để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng. Trong ảnh: Nhân dân xã Đoàn Kết (Thanh Miện) tổ chức rước kiệu Tản Viên Sơn Thánh và Ma Thị Cao Sơn thần nữ từ đình Thủ Pháp ra nền đất xây dựng nghè Vắp để tế lễ (ảnh tư liệu)

Tín ngưỡng thờ cúng các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương vẫn trường tồn, chảy mãi trong lớp lớp "con Lạc, cháu Hồng". Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, ở nhiều di tích đều diễn ra các nghi thức truyền thống hoặc mở hội để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng. Trong ảnh: Nhân dân xã Đoàn Kết (Thanh Miện) tổ chức rước kiệu Tản Viên Sơn Thánh và Ma Thị Cao Sơn thần nữ từ đình Thủ Pháp ra nền đất xây dựng nghè Vắp để tế lễ (ảnh tư liệu)

Nhiều trường học trong tỉnh tổ chức giờ học địa phương tại các di tích để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ trẻ. Trong ảnh: Trường Tiểu học Chi Lăng Bắc (Thanh Miện) trong giờ giáo dục địa phương tại đình Tào Khê. Đây là nơi thờ 4 vị thành hoàng là dòng dõi Lạc Long Quân. Trong thần tích, thần sắc có ghi, các ngài đều là dòng dõi vua Lạc Long Quân nhưng không rõ ngày sinh, ngày mất. Khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra, các ngài đã có công giúp Trưng Vương đánh thắng giặc Đông Hán nên được các triều đại phong kiến sau này sắc phong, ghi nhận công lao

Nhiều trường học trong tỉnh tổ chức giờ học địa phương tại các di tích để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ trẻ. Trong ảnh: Trường Tiểu học Chi Lăng Bắc (Thanh Miện) trong giờ giáo dục địa phương tại đình Tào Khê. Đây là nơi thờ 4 vị thành hoàng là dòng dõi Lạc Long Quân. Trong thần tích, thần sắc có ghi, các ngài đều là dòng dõi vua Lạc Long Quân nhưng không rõ ngày sinh, ngày mất. Khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra, các ngài đã có công giúp Trưng Vương đánh thắng giặc Đông Hán nên được các triều đại phong kiến sau này sắc phong, ghi nhận công lao

LÊ HƯƠNG - VĂN TUẤN

Nguồn Hải Dương: https://baohaiduong.vn/tham-cac-di-tich-tho-nhan-vat-thoi-hung-vuong-o-hai-duong-408316.html
Zalo