Thái Bình: Danh sách 86 xe dính phạt nguội

Từ ngày 20/11/2024 đến ngày 26/11/2024, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình ghi nhận 86 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội.

Danh sách 86 xe dính phạt nguội tại Thái Bình

Qua hệ thống camera giám sát phát hiện 20 lượt phương tiện vi phạm lỗi Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông gồm:

20 lượt phương tiện vi phạm lỗi Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

20 lượt phương tiện vi phạm lỗi Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Qua tuần tra kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình, ghi nhận 66 lượt phương tiện vi phạm lỗi vượt quá tốc độ gồm:

66 lượt phương tiện vi phạm lỗi vượt quá tốc độ

66 lượt phương tiện vi phạm lỗi vượt quá tốc độ

Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021, hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

Đối với xe ô tô

+ Hình phạt chính: Theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

+ Hình phạt bổ sung: Theo điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong vòng từ 01 – 03 tháng và 02 – 04 tháng trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn.

Đối với xe máy, xe mô tô

+ Hình phạt chính: Theo điểm e khoản 4 điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

+ Hình phạt bổ sung: Theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dụng

+ Hình phạt chính: Theo điểm đ Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Hình phạt bổ sung:

+ Người điều khiển phương tiện bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nếu trong trường hợp điều khiến xe máy kéo.

+ Người điều khiển phương tiện bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu trong trường hợp điều khiển xe máy chuyên dụng.

+ Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng

+ Cơ sở pháp lý: Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, khi người điều khiển giao thông có hành vi vượt đèn đỏ thì tùy vào phương tiện đang tham gia sẽ có những mức phạt khác nhau theo quy định của pháp luật. Bên cạnh hình phạt chính là phạt tiền thì pháp luật còn quy định thêm những hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của chủ phương tiện.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ

Đối với ô tô

Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định mức phạt đối với lỗi chạy quá tốc độ ở ô tô như sau:

- Phạt tiền 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h.

- Phạt tiền 4.000.000-6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) từ 1 đến 3 tháng;

Hình ảnh phương tiện vi phạm lỗi vượt quá tốc độ

Hình ảnh phương tiện vi phạm lỗi vượt quá tốc độ

- Phạt tiền 6.000.000-8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h đến 35km/h. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng.

- Phạt tiền 10.000.000-12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng.

Đối với mô tô, xe gắn máy

Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định mức phạt đối với lỗi chạy quá tốc độ ở mô-tô và xe gắn máy như sau:

- Phạt tiền 300.000-400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến dưới 10km/h.

- Phạt tiền 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h.

- Phạt tiền 4.000.000-5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng.

Khi đến nộp phạt nguội, người dân cần chuẩn bị các giấy tờ gì?

Đối với xe ô tô

Đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy phép lái xe của người vi phạm, Căn cước công dân của người vi phạm (với mỗi loại giấy tờ photo 01 bản).

Đối với xe mô tô (xe máy)

Đăng ký xe, Giấy phép lái xe của người vi phạm, Căn cước công dân của người vi phạm (với mỗi loại giấy tờ photo 01 bản).

Người đến giải quyết vụ việc phạt nguội không phải là chủ phương tiện, đề nghị có xác nhận của chủ phương tiện về việc mượn xe, giao xe, thuê xe, ủy quyền…(trường hợp xe đứng tên Công ty, người đến giải quyết vụ việc mang theo giấy giới thiệu, giao xe của Công ty).

Chi Lê

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thai-binh-danh-sach-86-xe-dinh-phat-nguoi-17224120419153671.htm
Zalo