Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp khi ứng dụng AI

Thời gian qua, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp công nghệ cao và trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Với quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm 'vàng' để phát triển AI và bán dẫn để Việt Nam có thể trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo cho khu vực và thế giới.

Bộ thiết bị máy bay không người lái được tích hợp trí tuệ nhân tạo ở nhiều cấp độ này là một trong rất nhiều giải pháp công nghệ mà Trường Đại học Giao thông Vận tải mang đến Ngày hội đổi mới sáng tạo 2024 với hy vọng các tiềm năng được hiện thực hóa.

Theo các chuyên gia quốc tế, với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo được đánh giá là đã hoàn chỉnh, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ trọng tâm là trí tuệ nhân tạo và bán dẫn, Việt Nam đang trở thành đối tác tin cậy của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như SK Hàn Quốc, Google, NVIDIA, Meta, Samsung....

Tuy nhiên, sự bùng nổ AI cũng sẽ kéo theo nhiều thách thức. Khi các mô hình AI liên tục được cải tiến, phương pháp tiếp cận AI cần được thích nghi và thay đổi từ hạ tầng cho đến chính sách. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị cần phải có những cơ chế đủ mạnh và hấp dẫn hơn nữa.

Sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư trong năm 2024 để hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao, giúp hiện thực hóa tiềm năng trong các lĩnh vực này. Theo dự báo, riêng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng góp từ 150 - 200 tỷ USD vào GDP quốc gia vào năm 2030.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!

Diệu Huyền - Tuấn Anh - Anh Đức

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/thach-thuc-va-co-hoi-cho-doanh-nghiep-khi-ung-dung-ai-238281.htm
Zalo