Thả 11 cá thể khỉ quý hiếm về tự nhiên

Lực lượng chức năng vừa thả 8 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta) và 3 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) về Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An).

Ngày 17/12, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương thả 11 cá thể khỉ về môi trường tự nhiên tại Tiểu khu 728, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống vừa phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương thả 11 cá thể khỉ về môi trường tự nhiên.

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống vừa phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương thả 11 cá thể khỉ về môi trường tự nhiên.

Số khỉ này được Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (tỉnh Nghệ An) tiếp nhận từ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương, thuộc 2 loài, gồm: 8 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta) và 3 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides). Khỉ vàng và khỉ mặt đỏ là các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IIB của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và được thống kê trong Sách đỏ của Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN).

Ông Trần Đức Long, Trưởng phòng Khoa học, Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho biết, tất cả cá thể khỉ được tái thả lần này đều đã trưởng thành, thể trạng khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm, không bị thương tật.

"Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống là nơi phân bố của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có 2 loài khỉ vàng (Macaca mulatta) và khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides). Do đó 11 cá thể khỉ được thả sẽ có khả năng thích nghi môi trường sinh cảnh, có khả năng sinh sản, ghép đàn và không gây xung đột với đồng loại, không ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái tại khu vực được tái thả", ông Long cho biết.

Thả 11 cá thể khỉ về môi trường tự nhiên.

Thả 11 cá thể khỉ về môi trường tự nhiên.

Theo ông Võ Minh Sơn, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, việc tổ chức tái thả thành công 11 cá thể khỉ và và khỉ mặt đỏ trở lại môi trường tự nhiên sau cứu hộ trong khu bảo tồn đã góp phần bảo tồn các loài động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái bền vững.

Đây cũng là dịp để tuyên truyền cho người dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân ở 5 huyện Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu nâng cao nhận thức, chấp hành tốt hơn nữa công tác quản lý, gìn giữ, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và tuyệt đối không săn bắt, bẫy động vật hoang dã theo quy định.

Một số hình ảnh thả cá thể khỉ quý hiểm này gồm 8 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta) và 3 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), được thả về bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An.

Nhóm cá thể khỉ quý hiểm này gồm 8 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta) và 3 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides),

Nhóm cá thể khỉ quý hiểm này gồm 8 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta) và 3 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides),

Tất cả các loài này đều thuộc nhóm IIB (nhóm nguy cấp, quý hiếm) theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Tất cả các loài này đều thuộc nhóm IIB (nhóm nguy cấp, quý hiếm) theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Tất cả cá thể khỉ được tái thả lần này đều đã trưởng thành, thể trạng khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm, không bị thương tật.

Tất cả cá thể khỉ được tái thả lần này đều đã trưởng thành, thể trạng khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm, không bị thương tật.

Những cá thể khỉ này thuộc động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Những cá thể khỉ này thuộc động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Số khỉ này được Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) tiếp nhận từ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương

Số khỉ này được Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) tiếp nhận từ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương

11 cá thể hoang dã về môi trường tự nhiên sau khi hoàn tất công tác cứu hộ và kiểm dịch.

11 cá thể hoang dã về môi trường tự nhiên sau khi hoàn tất công tác cứu hộ và kiểm dịch.

Các cá thể khỉ quý hiếm được thả về môi trường tự nhiên an toàn.

Các cá thể khỉ quý hiếm được thả về môi trường tự nhiên an toàn.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tích gần 46.500 ha, trong đó có hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, hơn 6.060 ha rừng phòng hộ. Vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống trải rộng tại hơn 120 bản của 15 xã thuộc 5 huyện, gồm: Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu của tỉnh Nghệ An. Khu bảo tồn này, có hệ sinh thái rừng vô cùng đa dạng và đặc sắc. Với gần 570 loài động vật, trong đó có 69 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 51 loài nằm trong Danh lục đỏ IUCN 2020 và 36 loài nằm trong công ước CITES; có hơn 1.800 loài thực vật, trong đó có 76 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 15 loài nằm trong Danh lục đỏ IUCN 2020.

Hoàng Trinh - Hải An

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tha-11-ca-the-khi-quy-hiem-ve-tu-nhien-169241217161426492.htm
Zalo