Tết đã về trên đất Cố đô với Lễ Thướng Tiêu

Ngày 22-1 (tức ngày 23 tháng Chạp), Lễ Thướng Tiêu (dựng cây nêu) đã được phục dựng tại Hoàng thành Huế, đánh dấu thời khắc khởi đầu cho Tết Nguyên đán theo nét xưa.

Cây nêu đã được dựng lên trong di tích Hoàng cung Huế, đánh dấu những ngày Tết Nguyên đán bắt đầu. Ảnh: Bảo Minh

Cây nêu đã được dựng lên trong di tích Hoàng cung Huế, đánh dấu những ngày Tết Nguyên đán bắt đầu. Ảnh: Bảo Minh

Dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), Tết Nguyên đán là một trong những lễ lớn ở Hoàng cung, được tổ chức thành một chuỗi các lễ hội từ tháng Chạp đến trung tuần tháng Giêng năm sau.

Cây nêu ngày Tết báo hiệu một năm cũ đã qua, ngày Tết đã tới. Ảnh: Bảo Minh

Cây nêu ngày Tết báo hiệu một năm cũ đã qua, ngày Tết đã tới. Ảnh: Bảo Minh

Lễ Thướng Tiêu (dựng nêu) được triều Nguyễn tổ chức ngày 23 tháng Chạp hằng năm là một trong những nghi lễ đầu tiên trong chuỗi hoạt động đón chào năm mới. Chỉ khi nào cây nêu trong Hoàng cung dựng xong thì các miếu điện, dinh thự, chùa quán mới được dựng. Năm nay, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức phục dựng nghi lễ truyền thống này.

Trên ngọn cây nêu ngày Tết (thường là cây tre) tại Huế, có ấn triện cùng bùa đào (đề tên Thần và đề câu đối Tết) và giỏ đựng giấy tiền, vàng bạc, cau trầu treo ở đỉnh cây nêu... Ảnh: Bảo Minh.

Trên ngọn cây nêu ngày Tết (thường là cây tre) tại Huế, có ấn triện cùng bùa đào (đề tên Thần và đề câu đối Tết) và giỏ đựng giấy tiền, vàng bạc, cau trầu treo ở đỉnh cây nêu... Ảnh: Bảo Minh.

Người Việt gọi là “Dựng nêu”, có nghĩa là nêu lên cột mốc đón chào năm mới và xua đuổi xấu xa của năm cũ. Họ dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp, bởi đó cũng là ngày ông Công ông Táo về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Cây nêu sẽ giúp trừ ma quỷ quấy phá trong lúc Táo quân vắng mặt. Người ta giữ cây đến ngày mùng 7 tháng Giêng thì hạ xuống. Đó cũng là lúc Tết Nguyên đán kết thúc.

Đoàn rước đưa cây tre lớn dựng nêu vào Đại Nội. Ảnh: Bảo Minh.

Đoàn rước đưa cây tre lớn dựng nêu vào Đại Nội. Ảnh: Bảo Minh.

Theo truyền thống, ngọn tre phải để nguyên lá. Ảnh: Bảo Minh.

Theo truyền thống, ngọn tre phải để nguyên lá. Ảnh: Bảo Minh.

Cây nêu dựng trong Đại Nội là một cây tre cao, to, chắc và dài khoảng 15m, ngọn còn để nguyên lá. Trên ngọn nêu có buộc bùa đào, ngoài việc ghi tên vị thần, còn treo câu đối Tết, điển hình là câu “Tân niên nạp dư khánh/Gia tiết hiệu trường xuân” - Năm mới thừa chuyện vui/Tiết đẹp xuân còn mãi".

Cây nêu được dựng đánh dấu Tết Nguyên đán đã tới. Ảnh: Bảo Minh.

Cây nêu được dựng đánh dấu Tết Nguyên đán đã tới. Ảnh: Bảo Minh.

Dưới triều Nguyễn, nghi lễ dựng nêu được cung đình gọi là Lễ Thướng tiêu với ý nghĩa như “nêu lên tiêu đề”, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Nó có ý nghĩa biểu tượng như khẳng định cột mốc. Cây nêu của cung đình sẽ là nơi cao nhất và đầu tiên để tất cả đều trông thấy và nương theo.

Lễ Thướng Tiêu còn có nghi lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ảnh: Bảo Minh.

Lễ Thướng Tiêu còn có nghi lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ảnh: Bảo Minh.

Những nghi lễ này nay được phục dựng nghiêm cẩn. Ảnh: Bảo Minh.

Những nghi lễ này nay được phục dựng nghiêm cẩn. Ảnh: Bảo Minh.

Mô hình ấn chỉ cũng được buộc vào ngọn cây nêu trong Hoàng cung Huế tại Lễ Thướng Tiêu năm nay. Ảnh: Bảo Minh.

Mô hình ấn chỉ cũng được buộc vào ngọn cây nêu trong Hoàng cung Huế tại Lễ Thướng Tiêu năm nay. Ảnh: Bảo Minh.

Việc dựng nêu trong Lễ Thướng Tiêu tại Huế còn là một nghi thức truyền thống để báo hiệu ngày Tết đã về và kính báo với tổ tiên, mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Với những ý nghĩa tốt đẹp, nghi lễ xưa vẫn còn được trao truyền đến tận ngày nay. Ảnh: Bảo Minh.

Với những ý nghĩa tốt đẹp, nghi lễ xưa vẫn còn được trao truyền đến tận ngày nay. Ảnh: Bảo Minh.

Việc dựng cây nêu còn có ý nghĩa là thắp sáng niềm mơ ước về một năm mới có nhiều thắng lợi, hạnh phúc. Vì thế, tục dựng nêu được giữ mãi và trao truyền qua rất nhiều thế hệ hàng nghìn năm nay.

Vương Nguyễn

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/tet-da-ve-tren-dat-co-do-voi-le-thuong-tieu-691285.html
Zalo