Tên lửa không đối không tầm bắn siêu xa của Mỹ khiến Trung Quốc lo ngại?

Hải quân Mỹ sẽ tăng cường khả năng chiến đấu bằng việc tích hợp các tên lửa không đối không tầm bắn siêu xa vào máy bay Super Hornet.

Ngày 2/7/2024, tại cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2024 ở Hawaii, hai tên lửa AIM-174B - phiên bản cải tiến dựa trên tên lửa phòng không SM-6 - được phát hiện gắn dưới cánh của F/A-18E Super Hornet thuộc Phi đội VFA-192 "Golden Dragons" trên tàu sân bay USS Carl Vinson khi lăn bánh tại Căn cứ Liên hợp Pearl Harbor-Hickam. Sự xuất hiện của các tên lửa này khẳng định sức mạnh vượt trội và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Hải quân Mỹ trong việc đối phó với các mối đe dọa từ đối thủ tiềm năng. Ảnh: Tên lửa AIM-174B dưới cánh F/A-18E - Aeros808.

Ngày 2/7/2024, tại cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2024 ở Hawaii, hai tên lửa AIM-174B - phiên bản cải tiến dựa trên tên lửa phòng không SM-6 - được phát hiện gắn dưới cánh của F/A-18E Super Hornet thuộc Phi đội VFA-192 "Golden Dragons" trên tàu sân bay USS Carl Vinson khi lăn bánh tại Căn cứ Liên hợp Pearl Harbor-Hickam. Sự xuất hiện của các tên lửa này khẳng định sức mạnh vượt trội và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Hải quân Mỹ trong việc đối phó với các mối đe dọa từ đối thủ tiềm năng. Ảnh: Tên lửa AIM-174B dưới cánh F/A-18E - Aeros808.

Tên lửa AIM-174B được xác định là tên lửa không đối không có tầm bắn rất xa, nó cũng có khả năng hoạt động như tên lửa bán đạn đạo và tấn công các mục tiêu mặt đất quan trọng như các vị trí phòng không và tàu chiến. Tên lửa được ghi nhãn NAIM-174B ở phía trước và được đánh dấu là không có đầu đạn. Sự xuất hiện mới nhất này diễn ra gần một tháng sau khi xuất hiện hình ảnh F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ mang biến thể phóng từ trên không của SM-6 được chụp vào tháng 6/2024. Điều này đặc biệt thu hút sự chú ý vì rất hiếm khi thấy SM-6 trên Super Hornet. Ảnh: Máy bay chiến đấu Super Hornet của Hải quân Mỹ - Hải quân Mỹ.

Tên lửa AIM-174B được xác định là tên lửa không đối không có tầm bắn rất xa, nó cũng có khả năng hoạt động như tên lửa bán đạn đạo và tấn công các mục tiêu mặt đất quan trọng như các vị trí phòng không và tàu chiến. Tên lửa được ghi nhãn NAIM-174B ở phía trước và được đánh dấu là không có đầu đạn. Sự xuất hiện mới nhất này diễn ra gần một tháng sau khi xuất hiện hình ảnh F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ mang biến thể phóng từ trên không của SM-6 được chụp vào tháng 6/2024. Điều này đặc biệt thu hút sự chú ý vì rất hiếm khi thấy SM-6 trên Super Hornet. Ảnh: Máy bay chiến đấu Super Hornet của Hải quân Mỹ - Hải quân Mỹ.

Là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất do Mỹ tổ chức, RIMPAC đang được theo dõi sát sao bởi các cường quốc quân sự như Trung Quốc và Nga. Ảnh: SM-6 phóng từ mặt nước bằng cách sử dụng kiến trúc mạng Bộ điều khiển hỏa lực tích hợp hải quân (NIFC-CA). AIM-174B phóng từ trên không cũng sẽ có thể tận dụng lợi thế này và các 'mạng lưới tiêu diệt' khác - USN

Là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất do Mỹ tổ chức, RIMPAC đang được theo dõi sát sao bởi các cường quốc quân sự như Trung Quốc và Nga. Ảnh: SM-6 phóng từ mặt nước bằng cách sử dụng kiến trúc mạng Bộ điều khiển hỏa lực tích hợp hải quân (NIFC-CA). AIM-174B phóng từ trên không cũng sẽ có thể tận dụng lợi thế này và các 'mạng lưới tiêu diệt' khác - USN

Super Hornet trang bị SM-6 có thể đang thử nghiệm chiến thuật hoặc tham gia diễn tập bắn đạn thật. Một số báo cáo cho rằng, chữ N trên AIM-174B có thể biểu thị các thử nghiệm và sửa đổi đặc biệt. Hải quân Mỹ cho biết, phiên bản phóng từ trên không của SM-6 (ALC) được phát triển như một phần của loạt tên lửa SM-6 và hiện đang được triển khai trong Hải quân. Ảnh: Tên lửa SM-6 tại thời điểm phóng từ tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ - Hải quân Mỹ.

Super Hornet trang bị SM-6 có thể đang thử nghiệm chiến thuật hoặc tham gia diễn tập bắn đạn thật. Một số báo cáo cho rằng, chữ N trên AIM-174B có thể biểu thị các thử nghiệm và sửa đổi đặc biệt. Hải quân Mỹ cho biết, phiên bản phóng từ trên không của SM-6 (ALC) được phát triển như một phần của loạt tên lửa SM-6 và hiện đang được triển khai trong Hải quân. Ảnh: Tên lửa SM-6 tại thời điểm phóng từ tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ - Hải quân Mỹ.

Một máy bay F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ đã được phát hiện bay cùng tên lửa tương tự vào ngày 17/4/2024, khoảng 60 dặm về phía bắc của Trạm vũ khí Hàng không Hải quân China Lake (California). Ảnh: Ảnh chụp F/A-18 với tên lửa AIM-174B.

Một máy bay F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ đã được phát hiện bay cùng tên lửa tương tự vào ngày 17/4/2024, khoảng 60 dặm về phía bắc của Trạm vũ khí Hàng không Hải quân China Lake (California). Ảnh: Ảnh chụp F/A-18 với tên lửa AIM-174B.

Với tên lửa AIM-174B, Super Hornet sẽ có vũ khí không đối không có thể đối phó với nhiều mối đe dọa trên không từ khoảng cách xa. Đây là một lợi thế lớn so với tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 AMRAAM hiện đang sử dụng, và có khả năng xa hơn cả tên lửa chiến thuật tiên tiến chung AIM-260 JATM đang phát triển. Ảnh: Cận cảnh tên lửa AIM-174 - Aeros808.

Với tên lửa AIM-174B, Super Hornet sẽ có vũ khí không đối không có thể đối phó với nhiều mối đe dọa trên không từ khoảng cách xa. Đây là một lợi thế lớn so với tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 AMRAAM hiện đang sử dụng, và có khả năng xa hơn cả tên lửa chiến thuật tiên tiến chung AIM-260 JATM đang phát triển. Ảnh: Cận cảnh tên lửa AIM-174 - Aeros808.

Tên lửa phòng không tầm xa SM-6 thông thường được sử dụng đối phó với các mục tiêu quan trọng trên mặt đất và biển. Các nhà phân tích cho rằng đặc điểm này cũng có thể áp dụng cho AIM-174B, xếp nó vào loại tên lửa bán đạn đạo. Ảnh: Dây chuyền sản xuất SM-6 - Raytheon.

Tên lửa phòng không tầm xa SM-6 thông thường được sử dụng đối phó với các mục tiêu quan trọng trên mặt đất và biển. Các nhà phân tích cho rằng đặc điểm này cũng có thể áp dụng cho AIM-174B, xếp nó vào loại tên lửa bán đạn đạo. Ảnh: Dây chuyền sản xuất SM-6 - Raytheon.

Trong bối cảnh mối đe dọa xung đột với Trung Quốc luôn hiện hữu và năng lực sản xuất các tên lửa tầm xa của Trung Quốc ngày càng phát triển nhanh chóng, việc trang bị AIM-174B là sự tăng cường lớn cho hỏa lực của Mỹ, cho phép Hải quân Mỹ tấn công máy bay đối phương và hệ thống phòng thủ khu vực/chống tiếp cận tinh vi (A2/AD). Ảnh: Một sư đoàn máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc - PLAAF PLAAF.

Trong bối cảnh mối đe dọa xung đột với Trung Quốc luôn hiện hữu và năng lực sản xuất các tên lửa tầm xa của Trung Quốc ngày càng phát triển nhanh chóng, việc trang bị AIM-174B là sự tăng cường lớn cho hỏa lực của Mỹ, cho phép Hải quân Mỹ tấn công máy bay đối phương và hệ thống phòng thủ khu vực/chống tiếp cận tinh vi (A2/AD). Ảnh: Một sư đoàn máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc - PLAAF PLAAF.

Quan trọng hơn, nó sẽ giúp bảo vệ các khu vực tiền tuyến khỏi cuộc tấn công của đối phương. Phạm vi đánh chặn mục tiêu bay của Hải quân sẽ được mở rộng bởi nền tảng phóng AIM-174B, được tích hợp với E-2D (máy bay cảnh báo sớm chiến thuật mọi thời tiết có thể hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ), F-35, và hệ thống Aegis trong kiến trúc Naval Integrated Fire Control-Counter Air (NIFC-CA). Hiện tại, Hải quân sử dụng SM-6 để đánh chặn các mục tiêu hải quân. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35C của Hải quân Mỹ - USN.

Quan trọng hơn, nó sẽ giúp bảo vệ các khu vực tiền tuyến khỏi cuộc tấn công của đối phương. Phạm vi đánh chặn mục tiêu bay của Hải quân sẽ được mở rộng bởi nền tảng phóng AIM-174B, được tích hợp với E-2D (máy bay cảnh báo sớm chiến thuật mọi thời tiết có thể hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ), F-35, và hệ thống Aegis trong kiến trúc Naval Integrated Fire Control-Counter Air (NIFC-CA). Hiện tại, Hải quân sử dụng SM-6 để đánh chặn các mục tiêu hải quân. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35C của Hải quân Mỹ - USN.

Hải quân Mỹ sẽ tăng cường khả năng chiến đấu bằng việc tích hợp các tên lửa này vào máy bay Super Hornet, bởi khi được phóng nhanh từ độ cao lớn, những tên lửa đó có thể tiêu diệt tàu chiến và tên lửa đạn đạo đang bay tới từ khoảng cách xa, tương đương với khoảng cách của máy bay địch cách hàng trăm dặm. Điều này được cho là một khả năng đầy hứa hẹn trong xung đột với các đối thủ như Trung Quốc. Ảnh: F/A-18E của Hải quân Mỹ được trang bị hỗn hợp AIM-9X Sidewinder và AIM-120 AMRAAM trên boong tàu sân bay lớp Nimitz USS Dwight D. Eisenhower - USN.

Hải quân Mỹ sẽ tăng cường khả năng chiến đấu bằng việc tích hợp các tên lửa này vào máy bay Super Hornet, bởi khi được phóng nhanh từ độ cao lớn, những tên lửa đó có thể tiêu diệt tàu chiến và tên lửa đạn đạo đang bay tới từ khoảng cách xa, tương đương với khoảng cách của máy bay địch cách hàng trăm dặm. Điều này được cho là một khả năng đầy hứa hẹn trong xung đột với các đối thủ như Trung Quốc. Ảnh: F/A-18E của Hải quân Mỹ được trang bị hỗn hợp AIM-9X Sidewinder và AIM-120 AMRAAM trên boong tàu sân bay lớp Nimitz USS Dwight D. Eisenhower - USN.

Theo giới phân tích quân sự, máy bay Super Hornet của Hải quân Mỹ dự kiến sẽ tham gia vào bất kỳ xung đột nào mà nước này có thể phải chiến đấu ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ cũng bắt đầu nhận các biến thể nâng cấp của máy bay này và cũng đặt hàng để bổ sung thêm vào kho vũ khí. Việc trang bị cho máy bay các loại vũ khí tinh vi để tăng cường hiệu suất trở nên cấp thiết như tên lửa SM-6 dường như sẽ là giải pháp hữu hiệu. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson tại cuộc tập trận chung RIMPAC 2024 - Hải quân Mỹ.

Theo giới phân tích quân sự, máy bay Super Hornet của Hải quân Mỹ dự kiến sẽ tham gia vào bất kỳ xung đột nào mà nước này có thể phải chiến đấu ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ cũng bắt đầu nhận các biến thể nâng cấp của máy bay này và cũng đặt hàng để bổ sung thêm vào kho vũ khí. Việc trang bị cho máy bay các loại vũ khí tinh vi để tăng cường hiệu suất trở nên cấp thiết như tên lửa SM-6 dường như sẽ là giải pháp hữu hiệu. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson tại cuộc tập trận chung RIMPAC 2024 - Hải quân Mỹ.

Dương Ngân (Theo Eurasian Times)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-khong-doi-khong-tam-ban-sieu-xa-cua-my-khien-trung-quoc-lo-ngai-2009418.html
Zalo