Tên lửa hạt nhân Trident II của Anh được Mỹ nâng cấp

Các tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II trang bị trên tàu ngầm nguyên tử của hải quân Hoàng gia Anh sẽ được Mỹ nâng cấp để đáp ứng nhu cầu trong tác chiến hiện đại.

Hợp đồng được trao cho hãng L3Harris Interstate Electronics Corp, có giá trị hơn 43 triệu đô la Mỹ, việc nâng cấp dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2027.

Tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II là nền tảng của lực lượng răn đe hạt nhân của Vương quốc Anh, chúng được triển khai trên tàu ngầm nguyên tử lớp Vanguard.

Tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II là nền tảng của lực lượng răn đe hạt nhân của Vương quốc Anh, chúng được triển khai trên tàu ngầm nguyên tử lớp Vanguard.

Hải quân Anh đang biên chế 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược này. Mỗi tàu ngầm có 16 ống phóng có thể mang tới đa 16 tên lửa Trindent II.

Hải quân Anh đang biên chế 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược này. Mỗi tàu ngầm có 16 ống phóng có thể mang tới đa 16 tên lửa Trindent II.

Tên lửa được chế tạo với ba tầng, sử dụng nhiên liệu rắn giúp đạt tầm bắn khoảng 12.000 km và được trang bị nhiều đầu đạn có khả năng tấn công độc lập.

Nổi tiếng về độ chính xác thì Trident II đang là tên lửa đạn đạo hạt nhân chính xác nhất thế giới với độ sai số nhỏ chỉ bằng 1/6 so với các đối thủ cùng loại, đảm bảo hiệu quả răn đe chiến lược.

Tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược Trident II đang được Mỹ và Anh cùng biên chế.

Vào cuối tháng 01/2024, một vụ phóng thử tên lửa hạt nhân Trident II của Anh đã gặp trục trặc sau khi được phóng từ tàu ngầm HMS Vanguard ngoài khơi bờ biển Florida.

Tên lửa được thiết kế để bay xa hàng nghìn km này đã không kích hoạt được động cơ đẩy tầng đầu tiên, khiến nó rơi xuống Đại Tây Dương ngay sau khi phóng.

Cuộc thử nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra tính năng sẵn sàng chiến đấu, một bước quan trọng trong việc duy trì khả năng răn đe hạt nhân của Vương quốc Anh.

Mặc dù thất bại, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho rằng vấn đề này là một sự kiện riêng lẻ, không tác động đến độ tin cậy của toàn bộ tên lửa Trident II.

Mặc dù thất bại, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho rằng vấn đề này là một sự kiện riêng lẻ, không tác động đến độ tin cậy của toàn bộ tên lửa Trident II.

Sự cố này gợi nhớ đến một thất bại tương tự vào năm 2016 khi một tên lửa Trident II của Anh đi chệch hướng, làm dấy lên câu hỏi về độ tin cậy của hệ thống tên lửa này.

Tuy nhiên, các quan chức quân sự cho rằng sự cố gần đây là do vấn đề với thiết bị thử nghiệm chứ không phải do chính tên lửa.

Trident II là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm [SLBM], chúng là vũ khí thiết yếu cho khả năng răn đe hạt nhân của cả hải quân Mỹ và Vương quốc Anh.

Để duy trì độ tin cậy, độ chính xác và năng lực hoạt động, tên lửa này trải qua các cuộc thử nghiệm thường xuyên.

Các cuộc thử nghiệm này phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống hỗ trợ thiết bị thử nghiệm bay. Đây là các công cụ với công nghệ chuyên dụng được thiết kế để theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu suất của tên lửa theo thời gian thực.

Bằng cách thu thập dữ liệu liên quan, các hệ thống này rất quan trọng để đảm bảo tên lửa Trident II sẵn sàng triển khai chiến đấu.

Không giống như các phiên bản hoạt động, các tên lửa thử nghiệm này có thêm thiết bị thu thập mọi loại dữ liệu từ khi phóng đến khi va chạm, từ đó giúp cho các nhà phân tích đánh giá mức độ sẵn sàng chiến đấu.

Với khả năng mang tối đa 12 đầu đạn và độ sai số mục tiêu chỉ 90m, tên lửa hạt nhân Trident II D5 được coi là nỗi kinh hoàng ẩn náu dưới đại dương.

Sau khi Trident II được đẩy bằng áp suất hơi nước từ tàu ngầm vọt lên trên mặt nước, lúc này động cơ chính của tên lửa mới khởi động để đẩy quả tên lửa bay đi.

Với tầm bắn xa cùng độ cơ động cao của các tàu ngầm hạt nhân mang chúng, tên lửa Trident II D5 có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Tên lửa hạt nhân Trident II D5 có chiều dài 13,41m, đường kính 1,85m.

Trọng lượng phóng của tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II lên tới 58,5 tấn.

Đây là một trong những loại tên lửa dành cho tàu ngầm lớn nhất thế giới.

Tên lửa có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 Kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 Kt/đầu đạn.

Tên lửa có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 Kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 Kt/đầu đạn.

Với đương lượng nổ này chỉ cần một quả tên lửa cũng có thể thổi bay cả một thành phố lớn.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ten-lua-hat-nhan-trident-ii-cua-anh-duoc-my-nang-cap-post589871.antd
Zalo