Tên lửa ATACMS 'cháy hàng' sau màn thể hiện xuất sắc tại chiến trường Ukraine

Tên lửa ATACMS đã 'hồi sinh' sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách loại biên, tất cả là nhờ màn thể hiện đặc biệt trên chiến trường Ukraine.

Trên chiến trường Ukraine, tên lửa ATACMS đã cho thấy sức mạnh đáng nể khi phá hủy nhiều mục tiêu quan trọng, thậm chí cả hệ thống phòng không S-400 tối tân cũng bị nó tiêu diệt, khiến vũ khí đang bị loại biên này bỗng "hồi sinh" một cách ngoạn mục.

Lầu Năm Góc mới đây đã phân bổ số tiền 226,85 triệu USD để sản xuất thêm tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS nhằm cung cấp cho các đồng minh, Tập đoàn Lockheed Martin sẽ chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

Lầu Năm Góc mới đây đã phân bổ số tiền 226,85 triệu USD để sản xuất thêm tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS nhằm cung cấp cho các đồng minh, Tập đoàn Lockheed Martin sẽ chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

Cụ thể, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân (ATACMS) sẽ được sản xuất để cung cấp cho Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và Morrocco, công việc phải được hoàn thành trước ngày 30/12/2028, đại diện của Lockheed Martin cho biết.

Cụ thể, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân (ATACMS) sẽ được sản xuất để cung cấp cho Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và Morrocco, công việc phải được hoàn thành trước ngày 30/12/2028, đại diện của Lockheed Martin cho biết.

Trong biên chế Lục quân Mỹ, tên lửa ATACMS đang được thay thế bằng đạn tấn công chính xác thế hệ mới mang tên PrSM, như vậy bất chấp bị loại bỏ tại "quê nhà", vũ khí trên vẫn có sức sống trường tồn.

Trong biên chế Lục quân Mỹ, tên lửa ATACMS đang được thay thế bằng đạn tấn công chính xác thế hệ mới mang tên PrSM, như vậy bất chấp bị loại bỏ tại "quê nhà", vũ khí trên vẫn có sức sống trường tồn.

Ngoài hợp đồng chế tạo tên lửa ATACMS, các đối tác hay đồng minh của Mỹ cũng mua kèm phương tiện mang phóng đó là Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 HIMARS.

Ngoài hợp đồng chế tạo tên lửa ATACMS, các đối tác hay đồng minh của Mỹ cũng mua kèm phương tiện mang phóng đó là Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 HIMARS.

Trong tương lai gần, không loại trừ khả năng các quốc gia NATO tại châu Âu đang có trong biên chế những tổ hợp pháo phản lực M142 HIMARS hay M270 MLRS cũng ký hợp đồng mua thêm tên lửa ATACMS để nâng cao hiệu quả tác chiến cho lực lượng pháo binh của mình.

Trong tương lai gần, không loại trừ khả năng các quốc gia NATO tại châu Âu đang có trong biên chế những tổ hợp pháo phản lực M142 HIMARS hay M270 MLRS cũng ký hợp đồng mua thêm tên lửa ATACMS để nâng cao hiệu quả tác chiến cho lực lượng pháo binh của mình.

Nếu không có cuộc chiến Ukraine, có lẽ những tên lửa ATACMS đã sớm bị tháo dỡ toàn bộ do được sản xuất đã lâu, công nghệ áp dụng không phải là mới và tầm bắn cũng không thực sự ấn tượng.

Nếu không có cuộc chiến Ukraine, có lẽ những tên lửa ATACMS đã sớm bị tháo dỡ toàn bộ do được sản xuất đã lâu, công nghệ áp dụng không phải là mới và tầm bắn cũng không thực sự ấn tượng.

Chưa rõ đối với phiên bản tên lửa ATACMS sản xuất mới thì Mỹ có thực hiện những cải tiến về công nghệ nhằm nâng cao tầm bắn cũng như độ chính xác, hay giúp quả đạn có khả năng lẩn tránh phòng không cao hơn hay không?

Chưa rõ đối với phiên bản tên lửa ATACMS sản xuất mới thì Mỹ có thực hiện những cải tiến về công nghệ nhằm nâng cao tầm bắn cũng như độ chính xác, hay giúp quả đạn có khả năng lẩn tránh phòng không cao hơn hay không?

Đây là điều cần thiết bởi mới đây truyền thông Nga đã đăng tải hình ảnh các chuyên gia quân sự nước này tiến hành "mổ xẻ" phần dẫn đường của tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS nhằm khai thác bí mật.

Đây là điều cần thiết bởi mới đây truyền thông Nga đã đăng tải hình ảnh các chuyên gia quân sự nước này tiến hành "mổ xẻ" phần dẫn đường của tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS nhằm khai thác bí mật.

Theo thông báo, các chuyên gia quân sự Nga đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về ngòi nổ của tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất và tìm ra được cách để vô hiệu hóa.

Theo thông báo, các chuyên gia quân sự Nga đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về ngòi nổ của tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất và tìm ra được cách để vô hiệu hóa.

Với những gì tìm hiểu được, Quân đội Nga cho biết sẽ tăng đáng kể hiệu quả đánh chặn loại đạn tấn công này bằng hệ thống tác chiến điện tử (EW) và các phương tiện kích nổ từ xa, chẳng hạn như tổ hợp Rtut.

Với những gì tìm hiểu được, Quân đội Nga cho biết sẽ tăng đáng kể hiệu quả đánh chặn loại đạn tấn công này bằng hệ thống tác chiến điện tử (EW) và các phương tiện kích nổ từ xa, chẳng hạn như tổ hợp Rtut.

Dữ liệu mới được công bố dựa trên video khám phá cấu tạo bên trong tên lửa ATACMS mở ra cơ hội chống lại vũ khí này một cách thành công hơn và giảm thiệt hại mà nó gây ra trên chiến trường.

Dữ liệu mới được công bố dựa trên video khám phá cấu tạo bên trong tên lửa ATACMS mở ra cơ hội chống lại vũ khí này một cách thành công hơn và giảm thiệt hại mà nó gây ra trên chiến trường.

Ngòi nổ là thành phần chính trong hệ thống kiểm soát kích nổ tên lửa, do vậy nghiên cứu về thiết bị trên sẽ giúp phát triển các phương pháp hiệu quả để vô hiệu hóa quả đạn.

Ngòi nổ là thành phần chính trong hệ thống kiểm soát kích nổ tên lửa, do vậy nghiên cứu về thiết bị trên sẽ giúp phát triển các phương pháp hiệu quả để vô hiệu hóa quả đạn.

Theo các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga, việc hiểu rõ cơ chế của ngòi nổ có thể dẫn đến sự can thiệp vào hoạt động của nó, cũng như tổ chức kích nổ tên lửa từ xa trước khi đạn tiếp cận mục tiêu.

Theo các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga, việc hiểu rõ cơ chế của ngòi nổ có thể dẫn đến sự can thiệp vào hoạt động của nó, cũng như tổ chức kích nổ tên lửa từ xa trước khi đạn tiếp cận mục tiêu.

Việc sử dụng tác chiến điện tử và cụ thể là các hệ thống kiểu Rtut sẽ mang lại cho Quân đội Nga lợi thế đáng kể trong việc bảo vệ mục tiêu mặt đất trước các mối đe dọa công nghệ cao như tên lửa ATACMS.

Việc sử dụng tác chiến điện tử và cụ thể là các hệ thống kiểu Rtut sẽ mang lại cho Quân đội Nga lợi thế đáng kể trong việc bảo vệ mục tiêu mặt đất trước các mối đe dọa công nghệ cao như tên lửa ATACMS.

Hệ thống tác chiến điện tử tạo ra nhiễu trong môi trường vô tuyến, cản trở hoạt động bình thường của ngòi nổ cũng như phương thức dẫn đường, khiến tên lửa ATACMS chệch khỏi mục tiêu hoặc phát nổ sớm.

Hệ thống tác chiến điện tử tạo ra nhiễu trong môi trường vô tuyến, cản trở hoạt động bình thường của ngòi nổ cũng như phương thức dẫn đường, khiến tên lửa ATACMS chệch khỏi mục tiêu hoặc phát nổ sớm.

Tổ hợp Rtut và các hệ thống tương tự theo nhận xét từ các chuyên gia quân sự Nga có khả năng tác động đến ngòi nổ từ xa, kích hoạt nó trước khi tên lửa tiếp cận mục tiêu tấn công.

Tổ hợp Rtut và các hệ thống tương tự theo nhận xét từ các chuyên gia quân sự Nga có khả năng tác động đến ngòi nổ từ xa, kích hoạt nó trước khi tên lửa tiếp cận mục tiêu tấn công.

Mặc dù vậy Nga cần phải chứng minh lý thuyết ngoài thực địa bởi trước đó họ từng tự tin khẳng định đã vô hiệu hóa hoàn toàn khả năng dẫn đường để tấn công chính xác của tên lửa ATACMS, nhưng thực tế lại cho thấy sự thật khác biệt hoàn toàn.

Mặc dù vậy Nga cần phải chứng minh lý thuyết ngoài thực địa bởi trước đó họ từng tự tin khẳng định đã vô hiệu hóa hoàn toàn khả năng dẫn đường để tấn công chính xác của tên lửa ATACMS, nhưng thực tế lại cho thấy sự thật khác biệt hoàn toàn.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ten-lua-atacms-chay-hang-sau-man-the-hien-xuat-sac-tai-chien-truong-ukraine-post582057.antd
Zalo