Tây du ký: Vì sao Tôn Ngộ Không lại quyết tâm đi tìm đạo?

Cái chết của con khỉ già chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Tôn Ngộ Không. Từ một con khỉ vô tư, ông bắt đầu nhận thức được lẽ vô thường và sự luân hồi.

Tôn Ngộ Không, hay còn gọi là Thạch Hầu, Mỹ Hầu Vương, Tề Thiên Đại Thánh, là nhân vật chính trong tiểu thuyết kinh điển Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Với pháp lực siêu nhiên và những cuộc phiêu lưu oanh liệt, Tôn Ngộ Không đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hành trình trở thành một trong những nhân vật quyền năng bậc nhất Tam giới của ông bắt đầu từ nỗi sợ... cái chết.

Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tây du ký.

Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tây du ký.

Từ khỉ đá vô ưu đến khao khát trường sinh

Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ được sinh ra từ tảng đá trên Hoa Quả Sơn. Khi mới sinh, sự xuất hiện của Thạch Hầu khiến trời đất rung chuyển, kinh động đến Thiên đình. Với thiên phú hơn người, Thạch Hầu nhanh chóng trở thành vua của bầy khỉ, sống cuộc đời tự do, vô ưu vô lo.

Cuộc sống êm đềm ấy thay đổi khi Thạch Hầu chứng kiến một con khỉ già qua đời, Ngộ Không bắt đầu nhận ra rằng sự sống là hữu hạn và cái chết là điều không thể tránh khỏi. Điều này đã khiến y vô cùng sợ hãi và khao khát tìm kiếm sự bất tử. Với mong muốn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, Ngộ Không quyết định rời khỏi Hoa Quả sơn để đi tìm đạo.

Mong muốn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, Ngộ Không quyết định rời khỏi Hoa Quả sơn để đi tìm đạo.

Mong muốn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, Ngộ Không quyết định rời khỏi Hoa Quả sơn để đi tìm đạo.

Hành trình gian nan tìm đạo

Hành trình tìm đạo của Ngộ Không vô cùng gian nan. Trong hàng chục năm trong hình hài của một con khi Ngộ Không đã phải lang thang khắp nơi, trải qua biết bao khó khăn, thử thách và sự xa lánh của người đời. Cuối cùng, Ngộ Không cũng gặp được Bồ Đề Tổ Sư và được nhận làm môn đệ.

Tuy nhiên, trước khi lĩnh hội 72 phép Địa Sát và tuyệt kỹ Cân Đẩu Vân, Tôn Ngộ Không cũng phải trải qua nhiều năm làm những công việc tầm thường như đốn củi, gánh nước, quét sân, giống như mọi môn sinh khác. Chính sự kiên trì, chăm chỉ và ngộ tính vượt trội của ông đã khiến Bồ Đề Tổ Sư quyết định truyền dạy những tuyệt kỹ cao siêu.

Có thể nói, nỗi sợ cái chết đã là động lực thúc đẩy Ngộ Không đi tìm đạo. Từ một Thạch Hầu nhỏ bé, nhờ sự kiên trì và quyết tâm không ngừng nghỉ, Ngộ Không đã vượt qua muôn vàn thử thách để trở thành Tề Thiên Đại Thánh, rồi sau cùng đắc đạo thành Phật. Câu chuyện của Ngộ Không không chỉ là một huyền thoại mà còn là một bài học về cuộc sống, về sự kiên trì và ý chí vươn lên.

* Bài viết theo quan điểm của tác giả!

Quốc Tiệp

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tay-du-ky-vi-sao-ton-ngo-khong-lai-quyet-tam-di-tim-dao-2042411241208516.htm
Zalo