Tây Du ký 1986: Nhờ có bức tranh mà cuộc đời Tôn Ngộ Không đã thay đổi?

Tôn Ngộ Không cả đời sẽ chỉ là yêu quái nếu không nhìn thấy bức tranh 'Cầu Dĩ dâng giày' cùng câu chuyện và lời khuyên của Long Vương đã giúp Tề Thiên Đại Thánh thay đổi hoàn toàn nhận thức.

Tôn Ngộ Không là nhân vật được nhiều khán giả yêu thích.

Tôn Ngộ Không là nhân vật được nhiều khán giả yêu thích.

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là kẻ không sợ trời, không sợ đất, từng đại náo long cung, âm phủ rồi thiên đình. Có thể nói, chẳng gì mà lão Tôn không dám thử. Thậm chí, hắn còn ngông cuồng muốn thay Ngọc Hoàng làm chủ tam giới. Nếu không có Phật Tổ Như Lai kịp thời ra tay, có thể Tôn Ngộ Không sẽ còn gây đại họa.

Suốt 500 năm bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không thực tế không hề bớt kiêu ngạo và ngông cuồng. Việc hắn nhận lời phò tá Đường Tăng đi lấy kinh cũng chỉ là một giải pháp tạm thời để thoát khỏi việc bị giam giữ mà thôi.

Một cảnh quay trong tây Du Ký 1986.

Một cảnh quay trong tây Du Ký 1986.

Ngay sau khi đi theo sư phụ mới, Tôn Ngộ Không đã gây chuyện khi đánh chết 6 người dân quấy rối ông lão và cháu trai ở sườn núi. Đường Tăng quá tức giận đã đuổi tên đồ đệ này đi. Chỉ chờ có vậy, Tôn Ngộ Không lập tức cưỡi mây bỏ đi. Điều này dễ hiểu bởi thời điểm đó tâm của hắn chưa hề hướng Phật, còn rất nhiều chấp niệm.

Bỏ mặc Đường Tăng, Tôn Ngộ Không đến Đông Dương đại hải gặp Long Vương hàn huyên. Trong lúc uống trà, hắn vô tình nhìn thấy bức tranh "Cầu Dĩ dâng giày". Long Vương kể lại tích này cho Đại Thánh nghe: "Thạch Công ngồi trên Cầu Dĩ, bỗng bị rơi giày xuống chân cầu, bèn gọi Trương Lương nhặt hộ. Trương Lương nhanh nhẹn đi nhặt mang lên, quỳ dâng trước mặt. Ba lần như vậy, Trương Lương không chút tỏ ra lười biếng kiêu căng. Thạch Công quý mến Trương Lương cần cù lễ độ, nên đến đêm trao cho Trương Lương một cuốn thiên thư, và bảo giúp cho nhà Hán. Về sau, quả nhiên Trương Lương mưu tính trong màn trướng mà quyết đoán được sự thắng bại ở nơi nghìn dặm. Sau khi thái bình rồi, ông ta từ quan vào núi, theo Xích Tùng Tử học được đạo tiên".

Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nói xong, Long Vương còn khuyên Tôn Ngộ Không: "Ngài không theo Đường Tăng, không chịu khổ cực, không nghe dạy bảo thì cuối cùng cũng chỉ là một con yêu quái mà thôi, thành chính quả sao được!", "Đại Thánh nên suy nghĩ kỹ, đừng vì phóng khoáng nhất thời mà lỡ công việc về sau".

Sau một hồi ngẫm nghĩ, Tôn Ngộ Không liền từ biệt Long Vương lên đường: "Thôi ngài đừng nói nữa, ta đi hộ vệ Đường Tăng đây".

Long vương mừng lắm, nói: "Nếu như thế tôi cũng không dám giữ Đại thánh lâu. Mong ngài mở lòng từ bi ngay cho, đừng để sư phụ đợi lâu".

Đây cũng chính là bước ngoặt tâm lý quan trọng với Tôn Ngộ Không. Dù không nói ra nhưng rõ ràng Tề Thiên Đại Thánh đã có sự chuyển biến tích cực trong suy nghĩ, ngộ ra rằng mình cần quay về bên Đường Tăng, đi theo cửa Phật.

Bức tranh "Cầu Dĩ dâng giày" có thể không quá nổi bật, cũng không được khán giả chú ý, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính nhờ bức tranh cùng câu chuyện và lời khuyên của Long Vương đã khiến Tôn Ngộ Không ngộ ra rằng, nếu không phò tá Đường Tăng, Tôn Ngộ Không có tu nữa, tu mãi cũng chỉ là một con yêu quái trong Tam Giới, bị Thiên Đình ghét bỏ.

Lâm Lâm (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tay-du-ky-1986-nho-co-buc-tranh-ma-cuoc-doi-ton-ngo-khong-da-thay-doi-204240727111914657.htm
Zalo