Tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật Losharik của Nga sẽ quay lại hạm đội sớm hơn dự kiến

Việc sửa chữa tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật Losharik của Nga đang diễn ra thuận lợi hơn so với dự đoán ban đầu, khiến công việc có thể sớm hoàn thành.

"Quá trình sửa chữa tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật AS-31 Losharik chuyên hoạt động vùng nước sâu sẽ không mất tới vài năm", một nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga cho hãng thông tấn TASS biết.

"Quá trình sửa chữa tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật AS-31 Losharik chuyên hoạt động vùng nước sâu sẽ không mất tới vài năm", một nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga cho hãng thông tấn TASS biết.

Dự kiến thời gian sửa chữa và hiện đại hóa đối với chiếc AS-31 sẽ hoàn thành vào năm 2025, sau đó phương tiện này sẽ ngay lập tức được mang đi thử nghiệm sau sửa chữa, bao gồm cả kiểm tra lặn ở độ sâu lớn.

Dự kiến thời gian sửa chữa và hiện đại hóa đối với chiếc AS-31 sẽ hoàn thành vào năm 2025, sau đó phương tiện này sẽ ngay lập tức được mang đi thử nghiệm sau sửa chữa, bao gồm cả kiểm tra lặn ở độ sâu lớn.

Theo nguồn tin, vào đầu mùa hè năm 2024, việc đánh giá lại khối lượng và tính chất của công việc đã diễn ra. Hiện tại các kỹ sư và công nhân tiếp tục thay thế một số bộ phận trên chiếc tàu ngầm.

Theo nguồn tin, vào đầu mùa hè năm 2024, việc đánh giá lại khối lượng và tính chất của công việc đã diễn ra. Hiện tại các kỹ sư và công nhân tiếp tục thay thế một số bộ phận trên chiếc tàu ngầm.

"Việc sửa chữa và hiện đại hóa tàu ngầm Losharik sẽ hoàn thành vào năm 2025. Ngay sau khi công việc kết thúc, các cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu trên biển với mức tăng đều đặn độ sâu lặn, và sẽ lên tới mức tối đa 6.000 mét", người đối thoại của hãng tin TASS nói rõ.

"Việc sửa chữa và hiện đại hóa tàu ngầm Losharik sẽ hoàn thành vào năm 2025. Ngay sau khi công việc kết thúc, các cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu trên biển với mức tăng đều đặn độ sâu lặn, và sẽ lên tới mức tối đa 6.000 mét", người đối thoại của hãng tin TASS nói rõ.

Đầu năm nay có thông tin cho biết tàu ngầm hạt nhân AS-31 Losharik trong quá trình phục hồi sau vụ tai nạn vẫn giữ được khả năng lặn đến độ sâu tối đa. Vì vậy trong quá trình kiểm tra nghiệm thu, một số lần lặn xuống độ sâu 6.000 mét sẽ được tiến hành.

Đầu năm nay có thông tin cho biết tàu ngầm hạt nhân AS-31 Losharik trong quá trình phục hồi sau vụ tai nạn vẫn giữ được khả năng lặn đến độ sâu tối đa. Vì vậy trong quá trình kiểm tra nghiệm thu, một số lần lặn xuống độ sâu 6.000 mét sẽ được tiến hành.

Tới đầu mùa hè, một nguồn tin khác nói thêm, chiếc tàu ngầm đã được kiểm tra một lần nữa và dẫn tới quyết định cần phải tháo dỡ khoang cứu nạn khẩn cấp, dự báo sẽ kéo dài thời gian sửa chữa thêm vài năm.

Tới đầu mùa hè, một nguồn tin khác nói thêm, chiếc tàu ngầm đã được kiểm tra một lần nữa và dẫn tới quyết định cần phải tháo dỡ khoang cứu nạn khẩn cấp, dự báo sẽ kéo dài thời gian sửa chữa thêm vài năm.

Cần lưu ý thêm đó là trong cả hai trường hợp, thông tin đều thuộc dạng không chính thức, khi cả Nhà máy đóng tàu Sevmash và Bộ Quốc phòng Nga đều chưa bình luận gì về tiến độ sửa chữa chiếc Losharik.

Cần lưu ý thêm đó là trong cả hai trường hợp, thông tin đều thuộc dạng không chính thức, khi cả Nhà máy đóng tàu Sevmash và Bộ Quốc phòng Nga đều chưa bình luận gì về tiến độ sửa chữa chiếc Losharik.

Quay lại quá khứ, vào ngày 1/7/2019, tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật Losharik của Hải quân Nga đã gặp sự cố cực kỳ nghiêm trọng và phải kéo về cảng để sửa chữa từ đó cho tới nay.

Quay lại quá khứ, vào ngày 1/7/2019, tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật Losharik của Hải quân Nga đã gặp sự cố cực kỳ nghiêm trọng và phải kéo về cảng để sửa chữa từ đó cho tới nay.

Theo thông báo, vụ tai nạn trên tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật Losharik đã khiến 14 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng vì ngạt khói, trong đó có 7 thuyền trưởng cấp 1 (Đại tá) và 2 người từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga.

Theo thông báo, vụ tai nạn trên tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật Losharik đã khiến 14 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng vì ngạt khói, trong đó có 7 thuyền trưởng cấp 1 (Đại tá) và 2 người từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga.

Được biết tàu ngầm Losharik - Dự án 10831 mang mã ký hiệu AS-31 được khởi đóng từ năm 1988, nhưng do gặp phải nhiều khó khăn mà đến tháng 8/2003 mới được chính thức hạ thủy.

Được biết tàu ngầm Losharik - Dự án 10831 mang mã ký hiệu AS-31 được khởi đóng từ năm 1988, nhưng do gặp phải nhiều khó khăn mà đến tháng 8/2003 mới được chính thức hạ thủy.

Tuy được gọi là "tàu ngầm mini" nhưng kích thước của Losharik chỉ nhỏ bé khi đặt cạnh các tàu ngầm nguyên tử chiến lược, nó có chiều dài 70 m và chiều rộng 7 m, lượng giãn nước 2.000 tấn, thủy thủ đoàn 25 người.

Tuy được gọi là "tàu ngầm mini" nhưng kích thước của Losharik chỉ nhỏ bé khi đặt cạnh các tàu ngầm nguyên tử chiến lược, nó có chiều dài 70 m và chiều rộng 7 m, lượng giãn nước 2.000 tấn, thủy thủ đoàn 25 người.

Ngoài vai trò hoạt động độc lập, Losharik được cho là còn có khả năng gắn kết để được triển khai từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược cỡ lớn như Belgorod hay Delta III.

Ngoài vai trò hoạt động độc lập, Losharik được cho là còn có khả năng gắn kết để được triển khai từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược cỡ lớn như Belgorod hay Delta III.

Nhiệm vụ chính của tàu ngầm Losharik theo thông báo của Hải quân Nga là tiến hành khảo sát đáy biển nhưng dĩ nhiên nó cũng được sử dụng để trinh sát, thu thập tin tức tình báo.

Nhiệm vụ chính của tàu ngầm Losharik theo thông báo của Hải quân Nga là tiến hành khảo sát đáy biển nhưng dĩ nhiên nó cũng được sử dụng để trinh sát, thu thập tin tức tình báo.

Tàu ngầm Losharik có cấu trúc gồm những khoang áp suất hình cầu bằng titan ghép lại. Mỗi khoang cầu này có vai trò riêng biệt như khoang động lực, khoang sinh hoạt, khoang chỉ huy…

Tàu ngầm Losharik có cấu trúc gồm những khoang áp suất hình cầu bằng titan ghép lại. Mỗi khoang cầu này có vai trò riêng biệt như khoang động lực, khoang sinh hoạt, khoang chỉ huy…

Các thùng dằn, cảm biến và các hệ thống khác được đặt trong không gian giữa lớp vỏ ngoài và các khoang áp suất, mang lại cho con tàu khả năng lặn xuống độ sâu rất lớn.

Các thùng dằn, cảm biến và các hệ thống khác được đặt trong không gian giữa lớp vỏ ngoài và các khoang áp suất, mang lại cho con tàu khả năng lặn xuống độ sâu rất lớn.

Được biết con tàu đã từng hoạt động ở độ sâu 2.000 - 2.500 m (6.600 - 8.200 ft) ở Bắc Cực vào năm 2012, độ sâu tối đa mà nó có thể đạt tới là 6.000 m.

Được biết con tàu đã từng hoạt động ở độ sâu 2.000 - 2.500 m (6.600 - 8.200 ft) ở Bắc Cực vào năm 2012, độ sâu tối đa mà nó có thể đạt tới là 6.000 m.

"Trái tim" của tàu ngầm Losharik là lò phản ứng hạt nhân có ký hiệu E-17, giúp nó sở hữu tầm hoạt động không giới hạn, chỉ phụ thuộc lượng lương thực mang theo.

"Trái tim" của tàu ngầm Losharik là lò phản ứng hạt nhân có ký hiệu E-17, giúp nó sở hữu tầm hoạt động không giới hạn, chỉ phụ thuộc lượng lương thực mang theo.

Trong nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, tàu ngầm Losharik được cho là có khả năng cắt cáp viễn thông đáy biển để cài thiết bị nghe lén mà đối phương chẳng thể nào phát hiện.

Trong nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, tàu ngầm Losharik được cho là có khả năng cắt cáp viễn thông đáy biển để cài thiết bị nghe lén mà đối phương chẳng thể nào phát hiện.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tau-ngam-hat-nhan-tuyet-mat-losharik-cua-nga-se-quay-lai-ham-doi-som-hon-du-kien-post586486.antd
Zalo