Tập duyệt tái hiện đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954 tại hồ Gươm

Sáng 5/10, hàng nghìn người tập trung quanh khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm để thực hiện tập duyệt cho 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Vào sáng 5/10, hơn 8.000 người đại diện cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã tập trung cho buổi tổng duyệt Lễ khai mạc 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'.

Được biết, "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" có quy mô khoảng 10.000 người tham gia, trong đó có khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế; 9.000 người tham gia gồm lực lượng diễu hành và trình diễn là nghệ nhân và nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, bạn bè quốc tế.

Chương trình được tổ chức tại sân khấu chính là khu vực Tượng đài vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại khu vực: Vườn hoa đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam, ngã tư Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Tràng Thi - Hàng Khay.

Hình ảnh trong lễ tổng duyệt chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô:

Hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954 được tái hiện trong lễ tổng duyệt “Ngày hội văn hóa vì hòa bình”.

Hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954 được tái hiện trong lễ tổng duyệt “Ngày hội văn hóa vì hòa bình”.

Hình ảnh đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong sự chào đón, reo hò của người dân được tái hiện vô cùng đặc biệt.

Hình ảnh đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong sự chào đón, reo hò của người dân được tái hiện vô cùng đặc biệt.

Hình ảnh cờ hoa tưng bừng trong không khí ngày hội lớn với sự tái hiện 500 chiến sĩ đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954.

Hình ảnh cờ hoa tưng bừng trong không khí ngày hội lớn với sự tái hiện 500 chiến sĩ đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954.

“Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” cũng là nơi quy tụ giao lưu lớn nhất giữa các nghệ nhân, nghệ sĩ và nhân dân đại diện cho 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô.

“Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” cũng là nơi quy tụ giao lưu lớn nhất giữa các nghệ nhân, nghệ sĩ và nhân dân đại diện cho 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô.

Màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954 có sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa.

Màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954 có sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa.

Sân khấu chính của sự kiện sẽ được dàn dựng công phu tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, sử dụng ngôn ngữ thực cảnh để tái hiện lại các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng gắn liền với Thủ đô.

Sân khấu chính của sự kiện sẽ được dàn dựng công phu tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, sử dụng ngôn ngữ thực cảnh để tái hiện lại các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng gắn liền với Thủ đô.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế.

Những hình ảnh quen thuộc như Cầu Long Biên, nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô hay Cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954 được tái hiện rõ nét.

Những hình ảnh quen thuộc như Cầu Long Biên, nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô hay Cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954 được tái hiện rõ nét.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" của UNESCO (1999-2024).

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" của UNESCO (1999-2024).

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" được chia làm ba phần chính. Phần I - Ký ức Hà Nội; Phần II - Dòng chảy di sản; Phần III - Hà Nội.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" được chia làm ba phần chính. Phần I - Ký ức Hà Nội; Phần II - Dòng chảy di sản; Phần III - Hà Nội.

Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" sẽ diễn ra từ 7 giờ đến 10 giờ sáng 6/10 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" sẽ diễn ra từ 7 giờ đến 10 giờ sáng 6/10 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999 - 16/7/2024), UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm

Chương trình sẽ diễn ra từ 7h đến 10h sáng 6/10 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô.

Tiếp theo là lễ chào cờ đặc biệt, tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng. Cuối cùng, điểm nhấn quan trọng được chờ đợi của chương trình là màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi quân đội Việt Nam tiếp quản Thủ đô, đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ thực dân.

Thành Long

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tap-duyet-tai-hien-doan-quan-tiep-quan-thu-do-nam-1954-tai-ho-guom-169241005065833038.htm
Zalo