Tăng truyền thông để giảm tác hại thuốc lá

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá vẫn là biện pháp hiệu quả hàng đầu trong phòng chống tác hại của thuốc lá.

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh năm 2023”. Tham gia Hội thảo có khoảng 50 cán bộ là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tác của thuốc lá, rượu, bia tỉnh thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể, các UBND huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá vẫn là biện pháp hiệu quả hàng đầu trong phòng chống tác hại của thuốc lá.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá vẫn là biện pháp hiệu quả hàng đầu trong phòng chống tác hại của thuốc lá.

Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia tỉnh đặt mục tiêu giai đoạn 2023-2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 38%, nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1,3%; giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc xuống dưới 24%, nhà hàng xuống dưới 70%, khách sạn xuống dưới 32%.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lên, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, tỷ lệ hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Bà Rịa-Vũng Tàu có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2018, tỷ lệ người hút thuốc lá chiếm 24,7%, đến năm 2022 giảm xuống 20%.

Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động năm 2022 ở các địa điểm như quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, nơi làm việc, phương tiện giao thông, trường học... cũng giảm hơn so với năm 2018.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu đến từ các bệnh viện, trường học, lực lượng công an, Hội Liên hiệp phụ nữ đều cho rằng, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá vẫn là biện pháp hiệu quả hàng đầu trong phòng chống tác hại của sản phẩm này.

Tại sự kiện, ông Bùi Chí Tình, Phó Giám đốc Sở Y tế yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia các sở, ban, ngành, UBND các cấp cần phải củng cố, có quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể để hoạt động hiệu quả hơn và xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm, xây dựng kế hoạch giai đoạn; Tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra, giám sát tại các sở, ban, ngành, địa phương;

Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân đặc biệt là chú trọng tuyên truyền các em học sinh các cấp từ mầm non đến các cấp học.

Được biết, hiện tỷ lệ hút thuốc lá trong giới trẻ, nhất là môi trường học đường tăng lên nhanh chóng do vậy việc tuyên truyền để giảm tác hại khói thuốc tại môi trường này là rất cần thiết.

Ngày 12/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023.

Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 có sự tham gia của 8 đội đến từ các trường học trên địa bàn 8 huyện, thành phố.

Đây là những đội đã xuất sắc, đạt kết quả cao trong hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống tác hại thuốc lá trường học được tổ chức ở cấp huyện, thành phố.

Tham gia hội thi chung kết, các đội trải qua 3 phần thi gồm: Phần thi chào hỏi, kiến thức và hùng biện. Cụ thể, ở phần thi chào hỏi, thông qua các tiểu phẩm, thơ, ca, hò, vè… các đội đã giới thiệu về đội thi, ý nghĩa của hội thi, những kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá, Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, Nghị định 117/2020/NĐ-CP, Chỉ thị 6036/2014/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn...

Phần kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm, các đội lựa chọn đáp án đúng trong 15 câu hỏi Ban tổ chức đưa ra. Phần thi hùng biện, ngoài kiến thức hiểu biết về phòng, chống tác hại của thuốc lá, các em tham gia thi hùng biện còn đưa ra những biện pháp, sáng kiến trong hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương, đơn vị và kêu gọi sự tham gia tích cực trong phong trào xây dựng “môi trường không khói thuốc” từ mỗi cá nhân, gia đình.

Hội thi được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về tác hại của thuốc lá, việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt không khói thuốc.

Qua Hội thi cũng góp phần xây dựng được đội ngũ tuyên truyền viên tích cực vận động người thân và những người xung quanh nói không với thuốc lá.

Đây không chỉ sân chơi mà còn là một hoạt động ngoại khóa bổ ích cho học sinh, giúp các em có cơ hội được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng môi trường không khói thuốc ngay tại trường học và góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Về mối nguy của thuốc lá, theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, đại diện Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới (trong đó có khoảng 1 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động).

Còn theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ USD. Thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho rừng bị tàn phá và ô nhiễm môi trường.

Hàng năm, có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá, cũng như lấy gỗ để sấy thuốc lá. Ước tính, mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá.

Việc sử dụng thuốc lá, thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn formaldehyde, từ 12 nghìn đến 47 nghìn tấn nicotine và từ 300 đến 600 triệu kg chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá.

Theo thống kê của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành trên 15 tuổi đã giảm từ 22,5% năm 2015, xuống 21,7% năm 2020, trong đó nam giới giảm từ 45,3% năm 2015, xuống 42,3% năm 2020.

Tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) tại các địa điểm công cộng cũng giảm, như: Tại nơi làm việc giảm từ 42,6%, xuống 30,9%; tại nhà giảm từ 59,9%, xuống 56,0%; tại nhà hàng giảm từ 80,7%, xuống 78,1%; tại quán bar/cà phê/trà giảm từ 89,1%, xuống 86,2%.

Trong những năm qua, với những nỗ lực của Bộ Y tế cùng các bộ, ngành và địa phương, đã giúp công tác phòng chống tác hại thuốc lá đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

So với năm 2015, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới Việt Nam giảm từ 45,3%, xuống 42,3%. Với các kết quả như trên, theo ước tính của WHO, Việt Nam đã phòng tránh được 280 nghìn ca tử vong sớm vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Ước tính, chi phí tiết kiệm được do giảm tỷ lệ bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra trong giai đoạn 2015 - 2020 là 1.277 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều tổ chức trên thế giới, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số lượng nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới và mức giảm vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 (giảm sử dụng thuốc lá ở nam giới xuống còn 39%).

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/tang-truyen-thong-de-giam-tac-hai-thuoc-la-d203909.html
Zalo