Tận thấy những sinh vật 'kỳ dị' ẩn náu dưới đáy đại dương

Các chuyên gia đã có những khám phá bất ngờ và thú vị về những sinh vật 'kỳ dị' ẩn náu dưới đáy đại dương như bạch tuộc thủy tinh, mực ngoài hành tinh...

Theo các nhà sinh vật biển, bạch tuộc thủy tinh có tên khoa học là Vitreledonella richardi. Đây là một trong những sinh vật "kỳ dị" ẩn náu dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này khá hiếm gặp, sống ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của vùng nước sâu dưới bề mặt đại dương từ 200 - 1.000m hoặc từ 1.000 - 3.000m. Ảnh: Schmidt Ocean Institute.

Theo các nhà sinh vật biển, bạch tuộc thủy tinh có tên khoa học là Vitreledonella richardi. Đây là một trong những sinh vật "kỳ dị" ẩn náu dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này khá hiếm gặp, sống ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của vùng nước sâu dưới bề mặt đại dương từ 200 - 1.000m hoặc từ 1.000 - 3.000m. Ảnh: Schmidt Ocean Institute.

Bạch tuộc thủy tinh có đặc điểm nổi bật là toàn thân trong suốt, chỉ có đôi mắt, dây thần kinh thị giác và ống tiêu hóa là hiện rõ. Ảnh: Schmidt Ocean Institute.

Do bạch tuộc thủy tinh rất hiếm gặp nên các nhà sinh vật biển không dễ dàng bắt gặp chúng. Trong chuyến thám hiểm kéo dài 34 ngày ở quần đảo Phoenix vào năm 2021, các chuyên gia đã 2 lần chạm trán loài sinh vật này. Ảnh: Schmidt Ocean Institute.

Do bạch tuộc thủy tinh rất hiếm gặp nên các nhà sinh vật biển không dễ dàng bắt gặp chúng. Trong chuyến thám hiểm kéo dài 34 ngày ở quần đảo Phoenix vào năm 2021, các chuyên gia đã 2 lần chạm trán loài sinh vật này. Ảnh: Schmidt Ocean Institute.

Mực tay dài (Magnapinna) là một trong những sinh vật hiếm gặp nhất trong tự nhiên. Chúng sinh sống dưới đại dương sâu thẳm. Ảnh: Oceanexplorer.

Mực tay dài (Magnapinna) là một trong những sinh vật hiếm gặp nhất trong tự nhiên. Chúng sinh sống dưới đại dương sâu thẳm. Ảnh: Oceanexplorer.

Theo các chuyên gia, sở dĩ mực tay dài có tên gọi như vậy là vì chúng có những xúc tu có thể dài tới 8m. Ảnh: Oceanexplorer.

Theo các chuyên gia, sở dĩ mực tay dài có tên gọi như vậy là vì chúng có những xúc tu có thể dài tới 8m. Ảnh: Oceanexplorer.

Loài mực tay dài sinh sống ở độ sâu từ 1.000 đến 4.000 m so với mặt biển, nơi có áp lực nước rất lớn và ánh sáng mặt trời không thể tiếp cận. Các nhà khoa học đã phát hiện một số cá thể mực tay dài ở vùng biển Great Australian Bight ở phía nam Australia. Ảnh: Oceanexplorer.

Loài mực tay dài sinh sống ở độ sâu từ 1.000 đến 4.000 m so với mặt biển, nơi có áp lực nước rất lớn và ánh sáng mặt trời không thể tiếp cận. Các nhà khoa học đã phát hiện một số cá thể mực tay dài ở vùng biển Great Australian Bight ở phía nam Australia. Ảnh: Oceanexplorer.

Sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện là vào năm 1899. Loài sứa này đã ghi nhận sinh sống ở đáy sâu của mọi đại dương trên thế giới, ngoại trừ Bắc Băng Dương. Ảnh: MBARI ROV footage.

Sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện là vào năm 1899. Loài sứa này đã ghi nhận sinh sống ở đáy sâu của mọi đại dương trên thế giới, ngoại trừ Bắc Băng Dương. Ảnh: MBARI ROV footage.

Loài sứa ma khổng lồ rất hiếm gặp bởi chúng thường sống ở quá sâu so với phạm vi tiếp cận của con người hoặc tàu ngầm điều khiển từ xa. Ảnh: MBARI ROV footage.

Loài sứa ma khổng lồ rất hiếm gặp bởi chúng thường sống ở quá sâu so với phạm vi tiếp cận của con người hoặc tàu ngầm điều khiển từ xa. Ảnh: MBARI ROV footage.

Phần thân hình chuông của sứa ma có thể rộng hơn 1m. Đây là một trong những loài săn mồi không xương sống lớn nhất dưới biển sâu. Giới chuyên gia ước tính loài sứa này có chiều dài trung bình hơn 5m. Ảnh: MBARI ROV footage.

Phần thân hình chuông của sứa ma có thể rộng hơn 1m. Đây là một trong những loài săn mồi không xương sống lớn nhất dưới biển sâu. Giới chuyên gia ước tính loài sứa này có chiều dài trung bình hơn 5m. Ảnh: MBARI ROV footage.

Mời độc giả xem video: Ba sinh vật đi ngược thuyết tiến hóa, là kẻ thù của chính mình.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tan-thay-nhung-sinh-vat-ky-di-an-nau-duoi-day-dai-duong-2029173.html
Zalo