Tâm trạng của người mẹ ảnh hưởng ra sao tới giấc ngủ của trẻ sơ sinh?

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có mối liên hệ mật thiết với tâm trạng của người mẹ. Những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm, khó điều hòa giấc ngủ hơn, chúng sẽ khó vào giấc và hay quấy khóc.

 Khi tâm trạng của mẹ thoải mái, giúp trẻ nhỏ ngủ sâu giấc hơn. Ảnh minh họa: T.K.

Khi tâm trạng của mẹ thoải mái, giúp trẻ nhỏ ngủ sâu giấc hơn. Ảnh minh họa: T.K.

Khi Charlene đến buổi khám CPP đầu tiên với bác sĩ Renschler, cô đeo tai nghe iPod và âm lượng to đến mức anh có thể nhịp chân theo nhạc. Cô thả phịch Nia xuống ghế cạnh mình và nhìn bác sĩ Renschler một cách trống rỗng. Không cần nói cũng biết, những buổi trị liệu đầu thật sự rất khó khăn. Charlene cảm thấy bị tôi phản bội và bị ép làm điều mình không muốn.

Bác sĩ Renschler giàu kinh nghiệm và kiên nhẫn đã dành thời gian xây dựng mối quan hệ với Charlene, bắt đầu bằng việc cho cô lựa chọn cách tiến hành các buổi trị liệu, trao cho cô quyền lực trong tình huống mà cô cảm thấy mình hoàn toàn bất lực.

Thay vì nói thẳng vào sức khỏe của Nia và sự trầm cảm của Charlene, anh bắt đầu bằng việc giải quyết vấn đề Charlene cho là lớn nhất, điều mà mọi cha mẹ có con sơ sinh đều có thể hiểu: thiếu ngủ. Nia thường xuyên thức giấc giữa đêm và Charlene thấy kiệt sức, bực bội.

Không có gì ngạc nhiên khi Charlene và Nia phải vật lộn với giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng trẻ sơ sinh có mẹ trầm cảm gặp khó khăn hơn trong việc điều hòa giấc ngủ; trung bình chúng ngủ ít hơn 97 phút so với trẻ có mẹ không trầm cảm và chúng thức giấc giữa đêm nhiều hơn.

Nghịch cảnh tuổi thơ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc mọi dạng rối loạn giấc ngủ, bao gồm ác mộng, mất ngủ, ngủ rũ, mộng du và các rối loạn giấc ngủ tâm thần. Giấc ngủ ban đêm đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động não bộ, hormone, hệ miễn dịch và cả việc sao chép AND.

Giấc ngủ giúp điều hòa suôn sẻ cả hai trục HPA và SAM. Khi ngủ, nồng độ cortisol, adrenaline và noradrenaline đều giảm. Kết quả là thiếu ngủ đi kèm với việc tăng nồng độ hormone căng thẳng và phản ứng tiêu cực với căng thẳng. Hormone căng thẳng khơi mào bữa tiệc, kích hoạt não bộ, hormone, miễn dịch và phản ứng ngoại di truyền với căng thẳng. Hệ quả về sau là sự hỏng hóc chức năng nhận thức, ký ức và điều hòa tâm trạng.

Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn chệch choạc và cáu kỉnh, nó còn khiến bạn đổ bệnh. Thiếu ngủ đi kèm với việc tăng viêm nhiễm và hệ miễn dịch giảm hiệu quả. Khi bạn ngủ, hệ miễn dịch chạy cập nhật hệ thống, sử dụng thời gian này để điều chỉnh hoạt động phòng vệ.

Mọi người đều biết ngủ rất quan trọng khi ốm đau, nhưng nó cũng quan trọng khi bạn khỏe mạnh. Thiếu ngủ khiến mọi người dễ đổ bệnh hơn vì hệ miễn dịch không hoạt động đúng cách để chiến đấu với virus và vi khuẩn mà cơ thể liên tục tiếp xúc.

Giấc ngủ kém liên quan đến việc sụt giảm các hormone như hormone sinh trưởng và liên quan đến các thay đổi trong việc sao chép ADN, điều này đặc biệt nghiêm trọng với trẻ nhỏ, gây ra các vấn đề về sinh trưởng và phát triển.

Nadine Burke Harris/ Thái Hà Books & NXB Công thương

Nguồn Znews: https://znews.vn/tam-trang-cua-nguoi-me-anh-huong-ra-sao-toi-giac-ngu-cua-tre-so-sinh-post1565523.html
Zalo