Tại sao thời xưa gọi người giúp việc là 'con sen'? Giờ vẫn dùng nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác

Đến ngày nay, từ 'con sen' vẫn được nhiều bạn trẻ sử dụng nhưng mang ý nghĩa khác trước.

Cụm từ "con sen" phổ biến trong xã hội Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Con sen chỉ người hầu gái trong xã hội xưa, giúp việc cho các gia đình khá giả, quyền quý.

Tại sao lại gọi giúp việc là "con sen"? Có hai cách lý giải:

Một giả thuyết cho rằng từ "con sen" là phiên âm của từ servante. Trong tiếng Pháp, servante có nghĩa là người hầu, người giúp việc.

Tại sao lại gọi giúp việc là "con sen"?

Tại sao lại gọi giúp việc là "con sen"?

Với giả quyết thứ hai, người ta cho rằng ừ con sen bắt nguồn từ chữ สาวใช้ (săao chai) trong tiếng Thái. Từ này cũng có nghĩa là người giúp việc. Từ sen chính là biến âm của "săao". Giải thuyết này ít phổ biến hơn so với giải quyết đầu tiên.

Theo từ điển tiếng Việt, cụm từ "con sen" dùng để chỉ người hầu gái trong xã hội xưa. Rất nhiều tác phẩm văn học xưa có đề cập đến "con sen". Trong tác phẩm Cơm thầy cơm cô của nhà văn Vũ Trọng Phụng có chuyện kể về một con sen tên là cái Đũi.

Ngày nay, từ "con sen" vẫn được sử dụng rất nhiều nhưng sắc thái, hàm ý và hoàn cảnh sử dụng đã có có sự thay đổi. Người ta hầu như không còn dùng từ "con sen" để chỉ người giúp việc trong nhà nữa.

Hiện nay, giới trẻ thường sử dụng từ "con sen" với hàm ý trêu đùa về mối quan hệ giữa chủ và thú cưng. Chó, mèo hay các vật nuôi khác trong nhà thường được gọi là hoàng thượng, boss. Còn người nuôi chúng chính là "con sen".

Từ "con sen" ngày nay được sử dụng trong các cuộc trò chuyện xã giao với bạn bè thân thiết. Trong những câu chuyện với người không quá thân, người lớn tuổi thì cụm từ này cũng hiếm khi xuất hiện.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tai-sao-thoi-xua-goi-nguoi-giup-viec-la-con-sen-gio-van-dung-nhung-y-nghia-hoan-toan-khac/20241119083444976
Zalo