Tại sao nên đặt 1 chiếc thìa gỗ ngang trên nồi khi đang sôi?
Một mẹo vặt cuộc sống tôi đã học được từ lâu, là khi nấu mì, cháo trong nồi nhỏ, nếu dùng một đôi đũa hoặc thì gỗ dài đặt ngang qua thì nó sẽ không bao giờ bị trào ra ngoài.
Tôi tin rằng nhiều người gặp phải tình trạng mỗi lần nấu canh, sôi lửa lớn nồi sẽ bị tràn, dụng cụ nấu ăn sẽ bị bẩn, có thể gây rò rỉ gas sẽ rất nguy hiểm.
Lúc này, đặt thìa gỗ theo chiều ngang có thể làm giảm diện tích bong bóng, bán kính cong của điểm nối giữa vành nồi và thìa rất nhỏ, điều này làm tăng đáng kể chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài thu được trong công thức Laplace.
Ngoài ra, gỗ là một chất dẫn nhiệt kém và sẽ chỉ hoạt động trong khoảng thời gian giới hạn. Do đó, khi tiếp xúc với các bong bóng của nước đang ở 100 độ C, nhiệt độ thấp của thìa sẽ khiến hơi nước ngay lập tức ngưng tụ lại thành nước rơi xuống, không tiếp tục trào lên.
Điều này trái ngược hoàn toàn với phản ứng khi dùng muỗng kim loại. Kim loại là chất dẫn nhiệt rất tốt. Khi đặt trong nồi, nó sẽ bắt dầu nóng lên – đôi khi còn nóng nhanh hơn cả nước trong nồi. Khi đó, nước tiếp xúc với bề mặt trơn, nóng của muỗng kim loại vượt qua vật cản kim loại và trào lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nước trào lên nhiều lần sẽ làm ướt thìa gỗ, làm chúng nóng lên nên sẽ dần trở nên mất tác dụng. Do vậy sau một thời gian nhất định, bạn nên quay trở lại để tắt bếp thay vì mong chờ toàn bộ vào sự ngăn chặn của thìa gỗ. Nước càng sôi lâu, bong bóng sẽ tiếp tục được hình thành và nồi nước lại sôi lên rồi sẽ tràn ra ngoài.
Lưu ý: Muốn phát huy tác dụng tốt nhất của mẹo này, khi đặt 1 chiếc thìa gỗ ngang trên nồi đang sôi, bạn nên chọn chiếc có kích thước lớn. Nói chung là mẹo này áp dụng cho tất cả các trường hợp nấu nướng mà có nước và bọt dễ trào lên khỏi miệng nồi. Nếu cần ra ngoài thời gian ngắn, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ này.