Tại sao không nên vứt vỏ hành, vỏ tỏi?

Hầu như ai cũng cho vỏ hành, vỏ tỏi vào túi rác khi nấu ăn, trong khi những thứ bỏ đi này có những công dụng tuyệt vời mà bạn có thể tận dụng theo nhiều cách.

Hành và tỏi là hai loại gia vị mà người Việt dùng gần như hằng ngày trong chế biến món ăn, vừa giúp khử tanh vừa mang lại hương vị hấp dẫn cho các món ăn, lại có nhiều lợi ích sức khỏe. Hành là nguồn cung cấp vitamin C, B6, kali và folate dồi dào, trong khi tỏi rất giàu vitamin C, B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng và mangan.

Tại sao không nên vứt vỏ hành, vỏ tỏi?

Không chỉ phần thịt mà ngay cả vỏ hành, vỏ tỏi cũng có thể được tận dụng hiệu quả theo nhiều cách mà không phải ai cũng biết.

Theo Times Entertainment, lý do không nên vứt vỏ hành, vỏ tỏi là vì cả hai đều chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt như khoáng chất, vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa. Vỏ hành là nguồn flavonoid có tên gọi Quercetin, một chất chống ôxy hóa có đặc tính chống viêm mạnh, có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

Còn vỏ tỏi có chất chống oxy hóa Phenylpropanoid giúp bảo vệ tim bằng cách giảm mức cholesterol xấu, tăng cường khả năng miễn dịch và làm chậm lão hóa.

Tại sao không nên vứt vỏ hành, vỏ tỏi? Thực tế vỏ hành và vỏ tỏi có thể được tận dụng hiệu quả theo nhiều cácht. (Ảnh: Times of India)

Tại sao không nên vứt vỏ hành, vỏ tỏi? Thực tế vỏ hành và vỏ tỏi có thể được tận dụng hiệu quả theo nhiều cácht. (Ảnh: Times of India)

Cả vỏ hành và vỏ tỏi đều chứa tinh dầu, bạn có thể sử dụng theo nhiều cách để nâng công thức nấu ăn của mình lên một tầm cao mới. Đây cũng là lý do tại sao không nên vứt vỏ hành, vỏ tỏi.

Việc rang khô vỏ hành, vỏ tỏi rồi đem xay nhỏ, trộn thêm các loại gia vị khác như muối, tiêu, ớt giúp tạo hương vị đặc biệt cho các món ăn như salad, hầm, súp, cà ri… Đây là bí quyết chế biến món ăn của nhiều đầu bếp ở các nhà hàng nổi tiếng trên thế giới.

Một số đầu bếp nổi tiếng đem rang vỏ hành, vỏ tỏi cho đến khi cháy thành than và bảo quản trong lọ để dùng dần. Bí quyết của họ là thêm hỗn hợp này vào các món ngon để mang lại hương vị khói hoàn hảo.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng độ đặc sánh cho món cà ri, súp hoặc nước hầm thì hãy thêm vỏ hành vào nồi. Khi súp và cà ri đạt đến độ đặc, hãy dùng thìa để vớt bỏ vỏ và thưởng thức.

Với người Ấn Độ, bỏ vỏ hành, vỏ tỏi vào nồi cơm khi nấu là một bí quyết để bổ sung dinh dưỡng cho cơm và tạo hương vị họ ưa thích.

Cách tận dụng vỏ tỏi trong cuộc sống hàng ngày

Vỏ tỏi có rất nhiều công dụng tuyệt vời mà bạn có thể tận dụng. (Ảnh: Mashed)

Vỏ tỏi có rất nhiều công dụng tuyệt vời mà bạn có thể tận dụng. (Ảnh: Mashed)

Bạn đã biết tại sao không nên vứt vỏ tỏi, vậy hãy tận dụng chúng cho các mục đích sau nhé:

Khử mùi hôi giày

Bạn có thể tận dụng đặc tính diệt khuẩn và kháng khuẩn của allicin trong vỏ tỏi để khử mùi hôi giày. Chỉ cần lấy một nắm vỏ tỏi lần lượt bỏ vào từng chiếc giày và để qua một đêm, hơi ẩm bên trong giày sẽ biến mất và giày trở nên khô ráo. Tất nhiên, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ.

Ngâm chân

Thói quen ngâm chân có rất nhiều lợi ích, không chỉ giảm mệt mỏi mà còn ngăn ngừa cảm lạnh. Bạn có thể cho một ít vỏ tỏi vào nước ngâm chân, tốt nhất là nước ấm 60 độ C. Nhiệt độ của nước giúp giải phóng hoàn toàn allicin, khiến tác dụng kháng khuẩn, chống viêm của allicin phát huy tốt hơn, loại bỏ mùi hôi chân, đôi chân trở nên sạch sẽ và thoải mái hơn.

Cho gia cầm ăn

Khi cho gia cầm ăn, bạn có thể trộn một ít vỏ tỏi vào thức ăn hoặc ngũ cốc.

Vỏ tỏi rất giàu allicin, chất có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn. Vỏ tỏi không chỉ làm tăng cảm giác thèm ăn của gia cầm mà còn làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ sống, giúp thịt gia cầm thơm ngon hơn.

Làm phân bón

Vỏ tỏi rất giàu kali và phốt pho nên có thể dùng làm phân bón cho hoa và cây trồng. Đây là những nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của hoa và cây.

Chỉ cần cho trực tiếp vỏ tỏi vào đất trồng là bạn có thể cung cấp thêm chất dinh dưỡng, giúp hoa và cây phát triển tươi tốt hơn, đồng thời tiết kiệm tiền mua phân bón.

NGUYỆT ÁNH (Tổng hợp)

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/tai-sao-khong-nen-vut-vo-hanh-vo-toi-ar895411.html
Zalo