Tái hiện không gian Tây Nguyên tại trưng bày chuyên đề 'Gia Lai - Sắc màu văn hóa'

Bảo tàng TPHCM phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Gia Lai thực hiện trưng bày chuyên đề 'Gia Lai - Sắc màu văn hóa' từ nay đến ngày 10-11 tại Bảo tàng TPHCM (65 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1). Trong hai ngày 23 và 24-10, khách tham quan được trải nghiệm các hoạt động đặc biệt và thưởng thức những món ăn, thức uống đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

 Khách tham quan trưng bày chuyên đề

Khách tham quan trưng bày chuyên đề

Chuyên đề trưng bày với khoảng 200 hình ảnh, bảng trích, hiện vật giới thiệu về danh lam thắng cảnh, không gian văn hóa phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, buổi trưng bày còn tái hiện hoạt động của hai làng nghề thủ công đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, bao gồm đan lát và dệt thổ cẩm.

 Khách tham quan trưng bày chuyên đề.

Khách tham quan trưng bày chuyên đề.

Một góc không gian trong trưng bày chuyên đề. Thực hiện: HỒNG ÂN

Không gian trưng bày được chia thành 3 phần:

Phần 1: “Gia Lai - Cao nguyên xanh” gồm những thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, danh lam thắng cảnh cũng như đặc trưng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, khu vực trưng bày chủ yếu giới thiệu các di tích lịch sử, khảo cổ cấp quốc gia, như: Tây Sơn Thượng Đạo, Rộc Tưng - Gò Đá - được mệnh danh là một trong những cái nôi của lịch sử nhân loại.

 Nghệ nhân tái hiện nghề đan lát truyền thống

Nghệ nhân tái hiện nghề đan lát truyền thống

 Nghệ nhân tái hiện nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Nghệ nhân tái hiện nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Phần 2 trưng bày về nghề truyền thống đan lát và dệt thổ cẩm, những sản phẩm thường nhật của người Tây Nguyên như giỏ, gùi, quần áo,… với đa dạng thể loại. Tại đây, người tham quan có thể tận mắt chứng kiến quá trình đan giỏ và dệt vải trên khung cửi đặc trưng của phụ nữ Bahnar, Jrai.

 Khách tham quan trưng bày chuyên đề.

Khách tham quan trưng bày chuyên đề.

Phần 3 là không gian trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận và tôn vinh. Trong đó bao gồm 3 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Bahnar ở 4 huyện phía đông của tỉnh và Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui.

 Một góc không gian trưng bày trong chuyên đề

Một góc không gian trưng bày trong chuyên đề

HỒNG ÂN

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/tai-hien-khong-gian-tay-nguyen-tai-trung-bay-chuyen-de-gia-lai-sac-mau-van-hoa-post764890.html
Zalo