Tái hiện cảnh 'vua đi cày' tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Sáng ngày 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), người dân tham dự Lễ hội Tịch Điền (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) xuống đồng cầu cho mùa màng bội thu đầu xuân.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025 được tổ chức vào ngày 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng) ra tại thửa ruộng của thôn Đọi Nhì, xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025 được tổ chức vào ngày 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng) ra tại thửa ruộng của thôn Đọi Nhì, xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Lễ hội Tịch điền là nét đẹp văn hóa của người dân làng Đọi Sơn nói riêng và của tỉnh Hà Nam nói chung. Lễ hội tái hiện truyền thống "Dĩ nông vi bản" để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Lễ hội Tịch điền là nét đẹp văn hóa của người dân làng Đọi Sơn nói riêng và của tỉnh Hà Nam nói chung. Lễ hội tái hiện truyền thống "Dĩ nông vi bản" để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Theo sử sách, Lễ hội Tịch điền bắt nguồn từ khi vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam vào mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987). Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện trang trọng, thành kính. “Một lần vua cầm cày hơn ngàn lần vua xuống chiếu khuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần vua hô hào cổ vũ”.

Theo sử sách, Lễ hội Tịch điền bắt nguồn từ khi vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam vào mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987). Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện trang trọng, thành kính. “Một lần vua cầm cày hơn ngàn lần vua xuống chiếu khuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần vua hô hào cổ vũ”.

Mở đầu nghi Lễ là màn biểu diễn trống của đội trống nữ thôn Đọi Tam.

Mở đầu nghi Lễ là màn biểu diễn trống của đội trống nữ thôn Đọi Tam.

Tiếp đến là màn múa rồng đặc sắc tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn.

Tiếp đến là màn múa rồng đặc sắc tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn.

Nghệ nhân Phạm Trí Khang đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành.

Nghệ nhân Phạm Trí Khang đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành.

Ông Nguyễn Ngọc An (75 tuổi, trú tại thôn Linh Trung, vào vai vua Lê Đại Hành).

Ông Nguyễn Ngọc An (75 tuổi, trú tại thôn Linh Trung, vào vai vua Lê Đại Hành).

Ông An bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó đội mũ Cửu Long, mặc hoàng bào xuống ruộng đi cày.

Ông An bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó đội mũ Cửu Long, mặc hoàng bào xuống ruộng đi cày.

Đây là năm thứ 6 vị bô lão này mặc áo vàng tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống đồng cày ruộng. Vua là người xuống cày 3 sá ruộng đầu tiên.

Đây là năm thứ 6 vị bô lão này mặc áo vàng tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống đồng cày ruộng. Vua là người xuống cày 3 sá ruộng đầu tiên.

 Các thôn nữ với giỏ hạt ngũ cốc sắc màu rắc theo sau. Những hạt giống được gieo xuống mang theo mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Các thôn nữ với giỏ hạt ngũ cốc sắc màu rắc theo sau. Những hạt giống được gieo xuống mang theo mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Sau khi vua đi cày, tiếp theo là các bô lão và lãnh đạo địa phương.

Sau khi vua đi cày, tiếp theo là các bô lão và lãnh đạo địa phương.

Lễ hội Tịch điền của Hà Nam được tổ chức hàng năm trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng bởi đây là lễ hội giàu tính nhân văn, khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai phá, mở mang ruộng đồng, đề cao tinh thần gần dân, trọng nhà nông, nghề nông.

Lễ hội Tịch điền của Hà Nam được tổ chức hàng năm trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng bởi đây là lễ hội giàu tính nhân văn, khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai phá, mở mang ruộng đồng, đề cao tinh thần gần dân, trọng nhà nông, nghề nông.

Hình ảnh trang nghiêm và giàu tính biểu tượng này nhắc nhở thế hệ hôm nay về ý nghĩa của sản xuất nông nghiệp, đồng thời truyền tải thông điệp tôn vinh người nông dân – những người giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực.

Hình ảnh trang nghiêm và giàu tính biểu tượng này nhắc nhở thế hệ hôm nay về ý nghĩa của sản xuất nông nghiệp, đồng thời truyền tải thông điệp tôn vinh người nông dân – những người giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực.

Đông đảo người dân đã có mặt theo dõi các nghi thức của Lễ Tịch điền Đọi Sơn năm 2025.

Đông đảo người dân đã có mặt theo dõi các nghi thức của Lễ Tịch điền Đọi Sơn năm 2025.

Sau phần lễ hội, nhiều hoạt động khác được tổ chức như: Hội Vật Tịch điền - Đọi Sơn, Hội thi giã bánh giầy truyền thống làng Đọi Tam, Hội thi cày và nhiều hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí khác nhằm tạo không khí vui tươi và đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, tinh thần của người dân và du khách.

Sau phần lễ hội, nhiều hoạt động khác được tổ chức như: Hội Vật Tịch điền - Đọi Sơn, Hội thi giã bánh giầy truyền thống làng Đọi Tam, Hội thi cày và nhiều hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí khác nhằm tạo không khí vui tươi và đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, tinh thần của người dân và du khách.

Hoàng Quân - Duy Minh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/tai-hien-canh-vua-di-cay-tai-le-hoi-tich-dien-doi-son-2025.html
Zalo