Tác hại nguy hiểm của việc ngủ quá nhiều
Ngủ đủ giấc mang lại rất nhiều lợi ích nhưng ngủ quá nhiều mỗi ngày sẽ gây ra những tác dụng ngược lại. Dưới đây là những tác hại nguy hiểm của việc ngủ quá nhiều.
Thừa cân, béo phì vì ngủ quá nhiều
Khi nạp năng lượng vào cơ thể bằng thức ăn và các chất dinh dưỡng nhưng lại không sử dụng nó để hoạt động thì kết quả là năng lượng và các chất dinh dưỡng ấy sẽ tích tụ thành lượng mỡ thừa trong cơ thể ngày một nhiều gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khi ngủ quá nhiều
Lúc vận động, tim thường đập rất nhanh, các cơ tim co bóp mạnh hơn, quá trình tuần hoàn máu của tim tăng nhanh. Lúc cơ thể nghỉ ngơi, tim cũng ở trong trạng thái đó. Nhịp tim, sự co bóp của các cơ tim và sự tuần hoàn máu giảm xuống. Chính vì thế thời gian , cơ thể nghỉ ngơi quá lâu đều làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim và hệ tuần hoàn dần dần gây ra các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch,…
Tăng khả năng từ vong do việc ngủ quá nhiều
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những người ngủ bình quân dưới 4 tiếng/ngày hoặc trên 10 tiếng/ngày, dù nam hay nữ, đều có tỷ lệ tử vong cao vì nó gây ra những rối loạn về hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, là nguồn gốc phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm và suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng.
Khả năng mắc bệnh về hệ hô hấp khi ngủ quá nhiều
Do buổi sáng không khí trong phòng ngủ khá ô nhiễm, ngột ngạt, chứa nhiều vi khuẩn, khí CO2, chính vì thế khi bạn ngủ nướng vào buổi sáng rất dễ làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp như cảm cúm, viêm họng, ho,…
Ngủ quá nhiêu gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Qua một đêm dài, dạ dày bạn trống rỗng nhưng hoạt động của dạ dày vẫn diễn ra, vẫn tiết dịch vị, vẫn co bóp từ đó khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả và gây nên các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày,…
Ngủ nhiều gây mất tập trung, làm việc kém hiệu quả, suy giảm trí nhớ
Một giấc ngủ dài khiến não tiêu hao khá nhiều oxy khiến tổ chức não tạm thời “thiếu dinh dưỡng” đồng thời cơ thể sẽ bị mất khả năng cân bằng hormone. Chính vì vậy khi tỉnh dậy sẽ có cảm giác mệt mỏi, nặng đầu, mơ màng, thiếu sức sống, lười hoạt động, khó tập trung, làm việc không hiệu quả và tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, rất nguy hiểm.
Gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể khi ngủ quá nhiều
Khi ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ thì các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ dần dần đi vào nhịp hoạt động ổn định, hiệu quả và điều độ. Nhưng việc ngủ nhiều sẽ làm cho các hệ cơ quan trong cơ thể bắt đầu “loạn nhịp”, hoạt động kém hiệu quả so với chức năng của nó và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lâu dài.
Tạo ra cảm giác chán ăn khi ngủ quá nhiều
Bình thường sẽ thức dậy vào lúc 7 giờ sáng và nạp năng lượng bằng một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất thì đằng này lại ngủ quên cả ăn sáng, đến khi thức dậy thì đã quá giờ ăn kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, đâu dầu khiến bạn có cảm giác chán ăn và tình trạng này kéo dài sẽ gây ra viêc quên hẳn bữa ăn sáng – một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiều đường khi ngủ quá nhiều
Người ngủ không đủ 6 tiếng/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp hai lần. Còn nếu thời gian ngủ quá 8 tiếng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn ba lần.
Cơ bắp uể oải, lười hoạt động khi ngủ quá nhiều
Việc ngủ dậy quá muộn vào buổi sáng khiến cho cơ bắp không được thư giãn, lưu thông máu, chân tay bạn cũng vì thế bị tê mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu chính vì thế sẽ khiến cơ thể lười hoạt động, cả ngày cứ ở trong trạng thái mệt mỏi như thế. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể đặc biệt là sự phát triển hệ xương và hệ cơ của trẻ em.
Hãy ăn uống sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ để có một sức khỏe tốt. Các chuyên gia luôn khuyên hãy đi ngủ và thức dậy đúng giờ để phát huy tối ưu những tác dụng tuyệt vời của giấc ngủ.