Sự độc hại của shisha

Shisha (hay còn gọi là 'thuốc lào Ả rập') là một thiết bị có một hoặc nhiều thân (thường làm bằng thủy tinh) dùng để hút như hút thuốc lá, trong đó khói được lọc và làm lạnh bằng cách đi qua nước. Xuất phát từ Ấn Độ, shisha đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại Trung Đông và dần dần được biết đến ngày càng nhiều ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc và Brasil.

Nhiều người lầm tưởng là khói từ shisha ít nguy hiểm hơn nhiều so với khói thuốc lá. Hơi nước do shisha tạo ra làm cho khói bớt khó chịu và gây ra cảm giác an toàn giả tạo, bớt lo lắng về tác hại thực sự đối với sức khỏe. Các bác sĩ tại nhiều bệnh viện đã nói rằng việc hút shisha cũng tàn phá sức khỏe y như hút thuốc lá, và một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới cũng xác nhận điều này.

 Shisha được biết đến với nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe.

Shisha được biết đến với nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe.

Tại Đông Nam Á (theo dữ liệu nghiên cứu thuốc lá toàn cầu từ năm 2009 - 2011), tỷ lệ nam giới hút thuốc lá qua nước cao nhất là ở Bangladesh (1,3%); tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá qua nước cao nhất là ở Ấn Độ (0,6%). Trong đó, maassel là loại thuốc lá qua nước được ưa chuộng nhất. Maassel (thuốc lá có vị ngọt) được mô tả là êm dịu, không chát; có công nghệ sản xuất số lượng lớn, được tiếp thị tràn lan. Thuốc lá qua nước ngày càng được sử dụng tràn lan trong giới trẻ. Năm 2010, một nghiên cứu tại Mỹ cho biết, 90% trong số 3.447 sinh viên hút thuốc lá qua nước sử dụng maassel.

Khi hút những mặt hàng không rõ nguồn gốc này, người sử dụng dễ bị đau đầu, buồn nôn, đãng trí, nếu dùng nhiều có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, đối tượng sử dụng shisha đa phần là các bạn trẻ, việc nhận thức những tác hại từ shisha rất mập mờ, chưa kể dễ bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ vào tệ nạn xã hội.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Ung thư Hoa Kỳ, shisha và thuốc lá điện tử có tác hại đối với sức khỏe con người không khác gì thuốc lá truyền thống. Trong lượt hút shisha kéo dài một tiếng và gồm từ 50 đến 200 lần hít, mỗi lần từ 0,15 đến 0,5 lít khói. Một nghiên cứu vào năm 2005 cũng cho thấy người hút shisha có nguy cơ mắc bệnh răng miệng gấp 5 lần người không hút. Người hút shisha cũng có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 5 lần người không hút.

Nước dùng để lọc khói hoàn toàn không hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các chất độc hại. Các chất độc được bốc ra từ cả phần than đốt, thuốc lá, chất tạo hương bao gồm các chất gây ung thư (nitrosamin,PAH, aldehyde, benzen, NO, CO và các kim loại nặng). Thành phần các chất độc phụ thuộc cách hút (hơi hít vào, thể tích khí, thời gian hít, khoảng cách giữa các lần hít) cấu trúc của bình điếu.

Khói thuốc bốc ra từ bình điếu cũng chứa các chất độc như: CO, aldehyde, PAH… Nồng độ chất độc trong môi trường hút thuốc lá qua nước cao hơn môi trường hút thuốc lá điếu. Những nguy cơ về sức khỏe đối với người hút thuốc lá qua nước thụ động cũng rất đáng cảnh báo.

Tùng Lâm /(Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai)

(Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai)

Nguồn Bắc Giang: http://baobacgiang.vn/su-doc-hai-cua-shisha-110903.bbg
Zalo