Sôi động Hội đua bò Bảy Núi ở An Giang

Ngày 21/9, Hội đua bò truyền thống huyện Tri Tôn lần thứ 18 năm 2024 đã diễn ra tại Khu Thể thao du lịch Tà Pạ-Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang). Tham gia Hội đua bò năm nay có 38 đôi bò đến từ các xã, thị trấn có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn huyện Tri Tôn tham dự.

Hội đua bò Bảy Núi là nét đặc trưng riêng biệt của tỉnh An Giang.

Hội đua bò Bảy Núi là nét đặc trưng riêng biệt của tỉnh An Giang.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, mặc dù trời đổ cơn mưa lớn nhưng rất đông người dân trong và ngoài địa bàn huyện, du khách đã đổ về Khu Thể thao du lịch Tà Pạ-Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, nơi diễn ra Hội đua bò truyền thống huyện Tri Tôn để cổ vũ.

Người dân "đội" mưa xem và cổ vũ cho các cặp bò thi đấu.

Người dân "đội" mưa xem và cổ vũ cho các cặp bò thi đấu.

Chủ bò chăm sóc các đôi bò trước khi tham gia Hội thi.

Chủ bò chăm sóc các đôi bò trước khi tham gia Hội thi.

Các đôi bò tham gia Hội đua bò truyền thống huyện Tri Tôn lần thứ 18 năm 2024.

Các đôi bò tham gia Hội đua bò truyền thống huyện Tri Tôn lần thứ 18 năm 2024.

Đua bò gồm 2 vòng, vòng 1 (được gọi là vòng hô), người điều khiển bò đua di chuyển từ từ trước khi bước vào vòng đua thực sự. Khi trọng tài phất cờ hiệu, người điều khiển sẽ dùng khúc gỗ tròn vừa tay, dài tầm gần 1m, đầu có tra cây đinh nhọn nhỏ thúc vào hông bò cho chạy nước rút hết tốc lực trong 120m cuối cùng (vòng thả) để về đích.

Hình thức thi Hội đua bò là bốc thăm, đấu loại trực tiếp.

Hình thức thi Hội đua bò là bốc thăm, đấu loại trực tiếp.

Những pha bứt tốc gay cấn của đôi bò.

Những pha bứt tốc gay cấn của đôi bò.

Người điều khiển bò dùng khúc gỗ tròn vừa tay, dài tầm gần 1m, đầu có tra cây đinh nhọn nhỏ thúc vào hông bò cho chạy nước rút về đích.

Người điều khiển bò dùng khúc gỗ tròn vừa tay, dài tầm gần 1m, đầu có tra cây đinh nhọn nhỏ thúc vào hông bò cho chạy nước rút về đích.

Khi những cặp bò đua nước rút để về đích thì khán giả vỗ tay, hò reo cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò khiến lễ hội đua bò trở nên hết sức nhộn nhịp náo nhiệt.

Người dân mặc áo mưa xem và cổ vũ cho các đôi bò tham gia Hội thi.

Người dân mặc áo mưa xem và cổ vũ cho các đôi bò tham gia Hội thi.

Anh Chau Roth, người dân tộc Khmer, ngụ tại thị trấn Tri Tôn (An Giang), cho biết: “Cặp bò của tôi nuôi cũng 4 năm nay và đã từng tham gia thi nhiều trận đấu và cũng có một số giải thưởng. Năm nay, tôi tiếp tục đưa cặp bò này tham gia Hội đua bò truyền thống huyện Tri Tôn và sẽ cố gắng có giải để tham gia vào ở trận chung kết vào ngày 29/9 tại huyện Tịnh Biên”.

Anh Chau Roth, người dân tộc Khmer, ngụ tại thị trấn Tri Tôn (An Giang) cầm trên tay khúc gỗ tròn vừa tay, đầu có tra cây đinh nhọn nhỏ dùng để thúc vào hông bò cho chạy nước rút về đích.

Anh Chau Roth, người dân tộc Khmer, ngụ tại thị trấn Tri Tôn (An Giang) cầm trên tay khúc gỗ tròn vừa tay, đầu có tra cây đinh nhọn nhỏ dùng để thúc vào hông bò cho chạy nước rút về đích.

Ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (An Giang), Trưởng Ban tổ chức, cho biết: “Hội đúa bò Bảy Núi truyền thống huyện Tri Tôn là hoạt động thường niên được tổ chức trong không khí chào mừng Lễ Sene Đolta của đồng bào Khmer. Đây là môn thể thao mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer Nam Bộ. Năm 2016, Lễ hội đua bò Bảy Núi đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Ở vòng thả chạy tốc độ cao nhất, các cặp bò phô diễn sức mạnh và sự khéo léo của người điều khiển bò để về đích nhanh nhất.

Ở vòng thả chạy tốc độ cao nhất, các cặp bò phô diễn sức mạnh và sự khéo léo của người điều khiển bò để về đích nhanh nhất.

Người điều khiển bò phải khéo léo vừa điều kiển cặp bò, vừa dùng cây khúc gỗ tròn thúc vào hông bò cho chạy nước rút hết tốc lực để về đích nhanh nhất.

Người điều khiển bò phải khéo léo vừa điều kiển cặp bò, vừa dùng cây khúc gỗ tròn thúc vào hông bò cho chạy nước rút hết tốc lực để về đích nhanh nhất.

Các đôi bò bứt tốc để về đích.

Các đôi bò bứt tốc để về đích.

Theo ông Giang, Hội đua bò nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đua bò Bảy Núi, tiềm năng, lợi thế, những sản phẩm, loại hình du lịch đặc sắc của địa phương đến đông đảo nhân dân trong và ngoài địa bàn huyện và du khách đến tham quan, du lịch; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

“Qua Hội đua bò lần này, nhằm tuyển chọn ra các đôi bò giỏi, mạnh để tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi tranh cúp truyền hình An Giang lần thứ 29 năm 2024 được tổ chức vào ngày 29/9 tại huyện Tịnh Biên”, ông Giang cho biết.

Sau cuộc tranh tài, những cặp đôi bò chiến thắng được chủ bò dẫn về khu vực lễ đài để nhận giải thưởng.

Sau cuộc tranh tài, những cặp đôi bò chiến thắng được chủ bò dẫn về khu vực lễ đài để nhận giải thưởng.

Ban tổ chức trao giải thưởng cho các chủ bò tham gia Hội thi lần thứ 18 năm 2024.

Ban tổ chức trao giải thưởng cho các chủ bò tham gia Hội thi lần thứ 18 năm 2024.

Đến trưa cùng ngày, sau khi tranh đấu loại trực tiếp giữa các đội thi, Ban tổ chức đã chọn ra được các đôi bò đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Tư và 4 giải Khuyến Khích để tham gia tranh cúp truyền hình An Giang lần thứ 29 năm 2024 và ngày 29/9 tại huyện Tịnh Biên.

Chùm ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/soi-dong-hoi-dua-bo-bay-nui-o-an-giang-20240921144851650.htm
Zalo