So sánh sức mạnh tên lửa chống tăng Javelin của NATO và Kornet của Nga

Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine các hệ thống vũ khí và chiến thuật từng được coi là điều kiện tiên quyết của chiến tranh hiện đại đã được chứng minh là vô dụng trong khi các hệ thống như máy bay không người lái (UAV) được cả hai bên sử dụng theo những cách chưa từng được biết trước đây.

Việc sử dụng máy bay không người lái cũng như vũ khí chống tăng đầu đạn kép đã xác định lại vai trò của thiết giáp trong chiến tranh hiện đại. Có hai hệ thống, một của người Nga - hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet, và một của Ukraine - hệ thống tên lửa chống tăng Javelin, do NATO cung cấp, là những vũ khí chống tăng quan trọng, đang phát huy tối đa ưu thế và đang diễn ra một cuộc đọ sức hết sức căng thẳng giữa Kornet và Javelin.

Các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được cả hai bên sử dụng trong cuộc xung đột đã bị Kornet hoặc Javelin phá hủy hoàn toàn. Trong lĩnh vực vũ khí chống tăng.

Ảnh minh họa: nationalinterest.org

Ảnh minh họa: nationalinterest.org

Sức mạnh hệ thống tên lửa chống tăng Javelin của NATO

Javelin được các công ty quốc phòng Mỹ Lockheed Martin và Raytheon phát triển và đã được sản xuất với công suất tối đa kể từ năm 1994. Đây là một trong những vũ khí tốt nhất của NATO đã được chuyển giao cho quân đội Ukraine ngay cả trước khi xung đột Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Vũ khí này nặng khoảng 15,5kg, có tầm bắn từ 65-4.000 m, bắn đầu đạn đa năng; đây là một hệ thống tương đối cơ động trên chiến trường.

Javelin hoạt động theo mô hình "bắn và quên" khi sử dụng tên lửa có đầu đạn song song gắn đầu dẫn hồng ngoại. Quả đạn thực hiện động tác “top attack nổi tiếng” để tấn công xe tăng từ phía trên, nơi ít được bảo vệ nhất. Tuy nhiên, tại Ukraine, xe tăng được gắn “mái che” để bảo vệ khỏi UAV. Cấu kiện đơn giản này không chỉ có khả năng chống chịu tốt với máy bay không người lái dạng FPV, mà còn cả tên lửa Javelin công nghệ cao.

Tên lửa được đẩy ra khỏi bệ phóng trước khi nó kích hoạt động cơ tên lửa, người vận hành tránh được bị thương do lực đẩy ngược của tên lửa. Javelin có thể được đưa vào trận chiến trên bánh xe hoặc bằng xe xích hoặc có thể được vận chuyển bằng đường thủy là vũ khí mọi thời tiết và hoạt động tốt vào ban đêm cũng như ban ngày. Tuy vật, khói và sương mù có xu hướng cản trở hoạt động hiệu quả của vũ khí này.

Quan sát xung đột Nga-Ukraine, các quan chức Mỹ đã cho rằng 300 tên lửa Javelin đã phá hủy 280 xe, tức là khoảng 93% tất cả các xe của Nga bị loại biên trong cuộc xung đột đều do Javelin phá hủy.

"Sát thủ xe tăng" Kornet

9M133 Kornet là tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) hàng đầu của Nga, dẫn đường bằng laser trong khi bắn các viên đạn chống tăng nổ mạnh (HEAT). Nó có tầm bắn lên tới 5,5km (hoặc 10km với các biến thể mới hơn). Các viên đạn này được thiết kế đặc biệt để xuyên thủng cả lớp giáp hiện đại của xe tăng phương Tây sử dụng Giáp phản ứng nổ (ERA).

Lần đầu tiên được Liên Xô giới thiệu vào năm 1988, vũ khí này được thiết kế để chống lại NATO nhằm giành quyền kiểm soát châu Âu khi Chiến tranh Lạnh trở nên căng thẳng. Kornet đã được xuất khẩu và được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột, trước cả xung đột Ukraine. Chúng đã được những người tham chiến sử dụng trong Chiến tranh Lebanon năm 2006 và sau đó là Nội chiến Syria.

Để vũ khí này có hiệu quả trong xung đột, người vận hành Kornet phải duy trì tầm nhìn thẳng vào mục tiêu trong suốt thời gian tên lửa bay, cho phép đạt được độ chính xác đáng kể khi so sánh với một số vũ khí chống tăng khác. Kornet đã được sử dụng rất hiệu quả để chống lại đội xe tăng chiến đấu chủ lực từ nhiều quốc gia phương Tây của Ukraine, được cho là tốt hơn và tiên tiến hơn so với các xe tăng thời Liên Xô mà Ukraine có từ trước xung đột.

Kornet sử dụng hệ thống dẫn đường bán tự động bằng laser và dùng nhiều loại đầu đạn cho các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm cả đạn xuyên lõm song song để tiêu diệt xe tăng. Các biến thể cũ hơn của Liên Xô, chẳng hạn như tăng T-64 và T-84 Oplot đã hoạt động tốt hơn nhiều so với các xe tăng mới hơn do NATO cung cấp cho Ukraine. Kornet đã được sử dụng để tiêu diệt 20 trong số 31 xe tăng M1 Abrams mà người Mỹ đã giao cho Ukraine vào năm ngoái.

Về cơ bản, xe tăng phương Tây được bảo vệ kém trước hệ thống chống tăng Kornet và máy bay không người lái của Nga. Với xe tăng Abrams, tên lửa Kornet tấn công vào hông xe tăng, xuyên qua lớp giáp và phá hủy xe tăng. Nó cũng tiêu diệt cả xe tăng Challenger-2 MBT của Anh và Leopard 2 của Đức. Đầu đạn kép nặng 4,5kg của Kornet có thể xuyên thủng hơn 1.000 mm giáp.

So sánh sức mạnh 2 hệ thống

Trong khi người Ukraine bằng hệ thống chống tăng Javelin do NATO cung cấp đạt được tỷ lệ tiêu diệt tăng ấn tượng, Kornet của Nga đã chứng minh được khả năng tương đương. Nhìn chung, cả hệ thống chống tăng Javelin và Kornet, hai nền tảng tương đối cũ từ thời Chiến tranh Lạnh, đã chứng minh được hiệu quả hơn trong chiến đấu so với các nền tảng đắt tiền và phức tạp hơn. Đó là sự thực của cuộc xung đột Ukraine.

Tuy vậy cũng cần công nhận một điều đó là Javelin có lợi thế lớn khi không yêu cầu xạ thủ phải liên tục duy trì đường ngắm cho tới khi đạn trúng mục tiêu như Kornet, thời gian triển khai và rút lui cũng nhanh hơn hẳn - đây là yếu tố tối quan trọng trên chiến trường hiện nay.

CTV Lê Ngọc/VOV.VN Tổng hợp

Nguồn VOV: https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/so-sanh-suc-manh-ten-lua-chong-tang-javelin-cua-nato-va-kornet-cua-nga-post1142441.vov
Zalo