Số phận bi thảm của người thân Alexander đại đế

Dù đã lui về ở ẩn, muốn sống một cuộc đời yên bình và không dính dáng đến mưu quyền nhưng Basine và Hercules, người con trai còn lại của Vua Alexander cũng bị đầu độc tại Pergamum vùng Tiểu Á.

Các cuộc nội chiến đã sớm nổ ra khi Perdiccas ám sát Meleager trong một ngôi đền thờ. Rất nhiều thuộc hạ của Meleager đã bị đem ra trước hàng voi chiến để bị giày xéo. Đó là một khởi đầu bất hạnh cho nhiều năm dài binh đao sau này, trong đó các phe phái chỉ quan tâm đến việc củng cố quyền lực cho riêng mình mà nhắm mắt làm ngơ trước số phận của hàng triệu người dân đang sống dưới quyền thống trị của họ.

Một số người từng phục vụ Vua Alexander đã ra đi thanh thản trên giường. Roxane đã đầu độc hai người con gái của Darius quá cố, một trong số đó là Stateira mà Vua Alexander đã cưới về làm vợ ở Susa, rồi ném xác họ xuống giếng. Mọi việc đều nhận được sự đồng thuận của Perdiccas. Đứa trẻ do Roxane sinh ra là một đứa con trai được đặt tên là Alexander IV. Perdiccas bảo vệ cả hai mẹ con họ để bành trướng thế lực của mình cho đến khi ông bị giết tại Ai Cập khi đang đấu với Ptolemy.

 Tranh mô tả số phận người thân của Alexander đại đế sau khi ông băng hà. Ảnh: Brain Bytes.

Tranh mô tả số phận người thân của Alexander đại đế sau khi ông băng hà. Ảnh: Brain Bytes.

Roxane và hoàng tử nhỏ phải trốn đến Macedonia và được Olympias chào đón. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, Cassander, người đang nắm quyền tại Macedonia sau khi Antipater qua đời, đã ám sát họ và chấm dứt dòng dõi của Vua Alexander. Bà Olympias tiếp tục lập mưu trong các cuộc tranh đấu giành quyền kế vị, giết chết rất nhiều quý tộc Macedonia và gây thù chuốc oán không ngơi.

Cuối cùng bà cũng bị Cassander - người trước đây đã từng hứa sẽ tha mạng cho bà - bắt giữ. Những binh sĩ được sai đến kết liễu đời bà đều ái mộ phẩm giá của người phụ nữ này trong những giây phút cuối đời khi chứng kiến bà vẫn chỉnh trang đầu tóc và y phục dù thân mình đầy những vết chém đang chảy máu dẫn đến về cõi chết.

Số phận của hầu hết những người thân và bằng hữu của Vua Alexander đều bi thảm ngang nhau. Arrhidaeus - người anh trai cùng cha khác mẹ của ngài - bị một lính hộ vệ người Thrace giết chết sau khi ông quay trở lại Macedonia, việc đó được cho là mệnh lệnh của bà Olympias. Dù đã lui về ở ẩn, muốn sống một cuộc đời yên bình và không dính dáng đến mưu quyền nhưng Basine và Hercules, người con trai còn lại của Vua Alexander cũng bị đầu độc tại Pergamum vùng Tiểu Á.

Thầy Aristotle bị người Athens ép phải chạy trốn trong các cuộc nổi dậy chống Macedonia sau cái chết của Vua Alexander. Còn Socrates, ông đã tuyên bố rằng mình không muốn cho người Athens một cơ hội nào nữa để phạm tội chống lại các quan điểm triết học. Thay vì làm như vậy, ông đã chết vì một căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở nơi sống lưu vong.

Nhà hùng biện Demosthenes, kẻ đối đầu khét tiếng nhất của Vua Alexander tại Hy Lạp cũng trốn khỏi Athens sau khi bị buộc tội ăn hối lộ trong vụ việc của Harpalus và đã tự kết liễu trên một hòn đảo nhỏ của Aegea, trong khi những sát thủ do Antipater phái đi đã suýt bắt được ông ta. Craterus, tướng chỉ huy trung thành của Vua Alexander đã chiến đấu hùng hồn và quyết liệt trong suốt chiến dịch mùa đông, đã bỏ mạng trên chiến trường trong giai đoạn đầu của các cuộc nội chiến vì bị ngã ngựa.

Vua Porus của Ấn Độ vẫn giữ nguyên vị trí tổng trấn sau cái chết của Hoàng đế và đã bị giết chết vài năm sau đó dưới tay một vị chỉ huy của Vua Alexander. Antigonus chột mắt, người bị bỏ lại ở Tiểu Á trong giai đoạn đầu của cuộc chinh phạt để đối phó với người dân nổi loạn, đã biến tỉnh của mình thành một vương quốc riêng. Sau này ông béo lên đến mức không thể dẫn quân đi chinh chiến được nữa. Seleucus đã tách mình ra khỏi bạn hữu Perdiccas mà mở rộng quyền thống trị của riêng mình sang nhiều khu vực trong đế chế của Vua Alexander trước đây, từ Aegea cho đến các thảo nguyên của vùng Trung Á.

Triều đại ông dựng nên sẽ kéo dài trong nhiều năm sau đó, cho đến khi nó bị quân Parthia nhấn chìm bên phía Đông và quân La Mã giày xéo bên phía Tây. Ptolemy cũng củng cố quyền kiểm soát của mình tại Ai Cập và đã viết hồi ký kể về cuộc chinh phạt vĩ đại của ông cùng Alexander Đại đế từ sông Danube đến sông Ấn. Hậu duệ của ông đã nối ngôi với cương vị Pharaoh qua nhiều thế hệ sau này. Dòng dõi ông chấm dứt khi hậu duệ cuối cùng là Cleopatra, người đã tự kết liễu bằng rắn độc và giao nộp Ai Cập cho La Mã.

Philip Freeman/Bách Việt Books-NXB Dân Trí

Nguồn Znews: https://znews.vn/so-phan-bi-tham-cua-nguoi-than-alexander-dai-de-post1542091.html
Zalo