Sở hữu loạt siêu vũ khí 'dị', Đức quốc xã vẫn thua thảm?

Trong Thế chiến 2, Đức quốc xã đã nghiên cứu, chế tạo một số siêu vũ khí 'dị' nhằm tạo lợi thế trên chiến trường trước quân Đồng minh. Tuy nhiên, những vũ khí này không thể giúp Hitler xoay chuyển tình thế.

Một siêu vũ khí "dị" được Đức quốc xã nghiên cứu, phát triển là pháo Gustav. Chính quyền Hitler đã triển khai dự án này nhằm xuyên thủng các công sự kiên cố của Pháp, chẳng hạn như phòng tuyến Maginot. Ảnh: Josep Marimon Coll.

Một siêu vũ khí "dị" được Đức quốc xã nghiên cứu, phát triển là pháo Gustav. Chính quyền Hitler đã triển khai dự án này nhằm xuyên thủng các công sự kiên cố của Pháp, chẳng hạn như phòng tuyến Maginot. Ảnh: Josep Marimon Coll.

Phát xít Đức đã thông qua dự án sản xuất pháo hạng nặng đầu tiên năm 1937 với chi phí 10 triệu Mác. Theo yêu cầu của Hitler, vào năm 1941, công ty Friedrich Krupp A.G. của Đức bắt đầu quá trình chế tạo khẩu pháo lớn nhất thế giới là Gustav. Ảnh: Screen grab.

Phát xít Đức đã thông qua dự án sản xuất pháo hạng nặng đầu tiên năm 1937 với chi phí 10 triệu Mác. Theo yêu cầu của Hitler, vào năm 1941, công ty Friedrich Krupp A.G. của Đức bắt đầu quá trình chế tạo khẩu pháo lớn nhất thế giới là Gustav. Ảnh: Screen grab.

Pháo Gustav được chế tạo với chiều cao 12,2m, có nòng dài hơn 30,4m, sử dụng đạn kích cỡ 787,4 mm, dài 3,65m, đạt tầm bắn hiệu quả 32,1 km. Đạn này có hai biến thể là đạn nổ nặng 5 tấn và đạn xuyên giáp nặng 7 tấn. Ảnh: Screen grab.

Pháo Gustav được chế tạo với chiều cao 12,2m, có nòng dài hơn 30,4m, sử dụng đạn kích cỡ 787,4 mm, dài 3,65m, đạt tầm bắn hiệu quả 32,1 km. Đạn này có hai biến thể là đạn nổ nặng 5 tấn và đạn xuyên giáp nặng 7 tấn. Ảnh: Screen grab.

Do pháo Gustav có kích thước khủng nên nhược điểm là các binh sĩ mất rất nhiều thời gian để khai hỏa và vận hành. Để sử dụng vũ khí này, hàng trăm người được tham gia vào các công đoạn vận hành. Tiếp đến, do chỉ có thể được vận chuyển bằng hệ thống đường sắt nên vũ khí này trở thành mục tiêu tấn công của máy bay ném bom của quân Đồng minh. Vậy nên, pháo Gustav không đem lại hiệu quả như kỳ vọng của Hitler và Đức quốc xã. Ảnh: Getty.

Do pháo Gustav có kích thước khủng nên nhược điểm là các binh sĩ mất rất nhiều thời gian để khai hỏa và vận hành. Để sử dụng vũ khí này, hàng trăm người được tham gia vào các công đoạn vận hành. Tiếp đến, do chỉ có thể được vận chuyển bằng hệ thống đường sắt nên vũ khí này trở thành mục tiêu tấn công của máy bay ném bom của quân Đồng minh. Vậy nên, pháo Gustav không đem lại hiệu quả như kỳ vọng của Hitler và Đức quốc xã. Ảnh: Getty.

Súng nòng cong Krummlauf là một vũ khí kỳ dị khác của Đức quốc xã. Nhằm giúp binh sĩ sử dụng súng trường bắn qua chướng ngại vật mà không bị lộ vị trí trước đối phương, các kỹ sư làm việc cho Hitler nghiên cứu và chế tạo một loại nòng cong gá vào súng trường MP-44. Ảnh: sandboxx.

Súng nòng cong Krummlauf là một vũ khí kỳ dị khác của Đức quốc xã. Nhằm giúp binh sĩ sử dụng súng trường bắn qua chướng ngại vật mà không bị lộ vị trí trước đối phương, các kỹ sư làm việc cho Hitler nghiên cứu và chế tạo một loại nòng cong gá vào súng trường MP-44. Ảnh: sandboxx.

Theo thiết kế, súng nòng cong Krummlauf cho phép binh lính bắn các góc từ một vị trí an toàn hoặc sử dụng từ phương tiện bọc thép. Ảnh: Creative Commons.

Theo thiết kế, súng nòng cong Krummlauf cho phép binh lính bắn các góc từ một vị trí an toàn hoặc sử dụng từ phương tiện bọc thép. Ảnh: Creative Commons.

Dù vậy, súng nòng cong Krummlauf có nhược điểm bao gồm các viên đạn thường vỡ làm đôi trước khi thoát ra khỏi nòng súng. Do đó, vũ khí này không mang lại hiệu quả chiến đấu cao và sớm bị "lãng quên". Ảnh: Creative Commons.

Dù vậy, súng nòng cong Krummlauf có nhược điểm bao gồm các viên đạn thường vỡ làm đôi trước khi thoát ra khỏi nòng súng. Do đó, vũ khí này không mang lại hiệu quả chiến đấu cao và sớm bị "lãng quên". Ảnh: Creative Commons.

Một dự án vũ khí kỳ quái khác của Đức quốc xã là xe tăng mini Goliath. Theo thiết kế, cỗ xe tăng này có thể mang theo vật liệu nổ nặng tới 45 kg và di chuyển với tốc độ gần 10 km/giờ. Vũ khí này có kích thước nhỏ nên có thể di chuyển bên dưới xe tăng của quân Đồng minh và phát nổ dưới gầm nhằm gây thiệt lại lớn nhất. Ảnh: militaryhistoria.

Một dự án vũ khí kỳ quái khác của Đức quốc xã là xe tăng mini Goliath. Theo thiết kế, cỗ xe tăng này có thể mang theo vật liệu nổ nặng tới 45 kg và di chuyển với tốc độ gần 10 km/giờ. Vũ khí này có kích thước nhỏ nên có thể di chuyển bên dưới xe tăng của quân Đồng minh và phát nổ dưới gầm nhằm gây thiệt lại lớn nhất. Ảnh: militaryhistoria.

Tuy nhiên, xe tăng Goliath có nhược điểm lớn là được điều khiển từ xa thông qua sợi dây cáp dài 653m cuộn trong thân xe. Do vậy, binh sĩ thuộc quân Đồng minh có thể dễ dàng vô hiệu hóa vũ khí này nếu cắt đứt dây cáp. Ảnh: militaryhistoria.

Tuy nhiên, xe tăng Goliath có nhược điểm lớn là được điều khiển từ xa thông qua sợi dây cáp dài 653m cuộn trong thân xe. Do vậy, binh sĩ thuộc quân Đồng minh có thể dễ dàng vô hiệu hóa vũ khí này nếu cắt đứt dây cáp. Ảnh: militaryhistoria.

Trong Thế chiến 2, Đức quốc xã đã chế tạo 7.500 xe tăng Goliath nhưng hiệu quả đạt được không khả quan nên không thể giúp Hitler xoay chuyển tình hình chiến sự. Ảnh: militaryhistoria.

Trong Thế chiến 2, Đức quốc xã đã chế tạo 7.500 xe tăng Goliath nhưng hiệu quả đạt được không khả quan nên không thể giúp Hitler xoay chuyển tình hình chiến sự. Ảnh: militaryhistoria.

Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

Tâm Anh (theo BI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/so-huu-loat-sieu-vu-khi-di-duc-quoc-xa-van-thua-tham-2097358.html
Zalo