Số 8-2025: Lựa chọn nào cho nguyên tắc phát triển AI?

Sự đa dạng trong quá trình hoạch định chính sách đối với trí tuệ nhân tạo phản ánh những mâu thuẫn cơ bản giữa đổi mới công nghệ, lợi ích kinh tế và trách nhiệm đạo đức - những yếu tố không thể tách rời khi đối mặt với một công nghệ có tiềm năng thay đổi toàn diện cuộc sống.

Thủ tục tinh gọn, bộ máy sẽ tinh gọn theo (mục Ý kiến): Cải cách thủ tục hành chính có thể khơi mở một đợt phát triển mới, đem lại giá thành thấp và công nghệ mới, bởi trong nhiều năm liền thủ tục rắc rối khó tuân thủ đã ngăn chặn các dự án nhà ở mới, phát triển đô thị, mở rộng đầu tư và bóp nghẹt cải cách công nghệ. Thật ra cuộc sống thay đổi buộc nhà nước phải đặt ra quy định mới để bảo vệ người dân…

Nhiều quyết sách lớn từ kỳ họp bất thường (An Nhiên): Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội bế mạc sáng ngày 19-2-2025 với nhiều quyết sách quan trọng, có ý nghĩa lớn với sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

“Kích” tiêu dùng để “đẩy” tăng trưởng vượt 8% (Cẩm Hà): Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm nay, Chính phủ sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tín dụng để hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa.

Động lực tăng trưởng GDP cao từ đâu? (Lão Trịnh): Chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả nước được điều chỉnh từ mức 6,5-7% lên 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Mục tiêu này được đánh giá là khá thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn và khó đoán định.

Thấy gì từ DeepSeek? (Bùi Đức Giang - Vũ Hải Nam - Nguyễn Minh Chính): DeepSeek của Trung Quốc đã cho ra mắt mô hình AI mới mang tên R1 và ngay lập tức làm chao đảo cả thế giới và thị trường chứng khoán công nghệ. Câu chuyện của DeepSeek không chỉ dừng lại trong lĩnh vực công nghệ mà còn gợi mở nhiều điều liên quan đến quản lý kinh doanh, sử dụng tài sản trí tuệ và chính sách.

Lựa chọn nào cho nguyên tắc phát triển AI của Việt Nam? (Mai Nguyễn Dũng - Tô Kiến Lương): Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chóng, việc xây dựng các nguyên tắc quản trị và đạo đức liên quan trở thành nhiệm vụ cấp thiết…

AI thúc đẩy trung tâm dữ liệu phát triển (Trịnh Hoàng): Việt Nam đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn với chi phí đầu tư thấp, chính sách ưu đãi, thu hút nhiều “ông lớn” công nghệ. Tuy nhiên, thách thức về nguồn cung điện cần được giải quyết để Việt Nam trở thành trung tâm dữ liệu khu vực.

Những tác động từ kế hoạch áp thuế đối ứng của Chính phủ Mỹ (Ngân Diệp): Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch áp thuế nhập khẩu đối ứng với toàn thế giới, đặt tất cả các đối tác thương mại vào tầm ngắm. Kế hoạch này sẽ có tác động thế nào đến thương mại toàn cầu?

Chờ đòn thuế tháng 4 (Nguyễn Vũ): Thế giới kinh doanh đang nín thở chờ đến đầu tháng Tư, lúc đội ngũ kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm xong kế hoạch đánh thuế lên hàng nhập khẩu của nhiều nước theo nguyên tắc “có đi có lại”.

Cơ hội tại các nhóm cổ phiếu đơn lẻ! (Thanh Thủy): Dù chỉ số chung có thể chưa bứt phá ngay khỏi vùng kháng cự 1.280-1.300 điểm, song cơ hội tại từng nhóm cổ phiếu đơn lẻ vẫn xuất hiện, giúp thu hút dòng tiền đầu cơ thông minh. Tuy vậy, nhà đầu tư đang trong trạng thái lướt sóng vẫn cần chú ý việc quản trị rủi ro danh mục bằng cách duy trì một tỷ trọng cổ phiếu cân bằng.

VN-Index hướng về mốc 1.300 điểm (Triêu Dương): Với những phiên đi lên mạnh mẽ trong những ngày gần đây, chỉ số VN-Index một lần nữa đang đứng trước cơ hội tiếp cận lại mốc 1.300 điểm. Đây là vùng kháng cự mạnh khi chỉ số đã nhiều lần vươn đến ngưỡng này nhưng rồi sau đó đều không thể bứt phá hoàn toàn. Kỳ vọng gì cho thị trường trong giai đoạn tới?

Khi nào nên quan tâm nhóm cổ phiếu thủy sản? (Bình An): Định giá của nhóm cổ phiếu ngành thủy sản thường có mối tương quan khá cao với biến động giá bán ra bình quân của các doanh nghiệp trong ngành. Do vậy, nhà đầu tư nên quan sát và theo dõi kỹ diễn biến giá bán ra của các doanh nghiệp thủy sản để quyết định thời điểm phù hợp đầu tư cổ phiếu nhóm ngành này.

Khi khoảng cách lợi nhuận ngân hàng ngày càng mở rộng… (Triệu Minh): Bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng đang phân hóa ngày càng lớn hơn và có thể sẽ tiếp tục trong giai đoạn tới. Xu hướng này có thể ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược kinh doanh và hiệu suất hoạt động của các ngân hàng?

“Kinh tế đầu bạc” và hàm ý cho Việt Nam (Khúc Văn Quý - Bùi Trinh): Thuật ngữ nền “kinh tế bạc” thường được sử dụng trong trường hợp “một môi trường mà những người trên 60 tuổi tương tác và phát triển tại nơi làm việc, tham gia vào hoạt động sáng tạo, thúc đẩy thị trường với tư cách là người tiêu dùng và có cuộc sống lành mạnh, năng động, hiệu quả”.

Vai trò tiên phong của các tập đoàn kinh tế trong đổi mới sáng tạo (Lê Hoài Ân - Võ Nhật Anh): Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW được ban hành cuối năm 2024, những chương trình hành động đã được triển khai trong hai tháng vừa qua với một tốc độ rất nhanh, trong đó vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn đặc biệt được chú trọng, như đánh giá của Thủ tướng trong cuộc họp đầu năm.

Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam: Thử bắt mạch chẩn bệnh (Hoàng Hạnh): “Nếu các nhà quản lý không đưa ra những giải pháp hữu hiệu, thị trường tiếp tục vận hành theo cách cũ thì không nhà đầu tư nào muốn xây dựng các dự án thuộc phân khúc trung và thấp cấp và vấn đề bất cân xứng cung - cầu vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng”, chuyên gia Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Nông dân Bến Tre chọn “đi cùng nhau để đi xa hơn” (Lư Thế Nhã): Để có lợi nhuận hàng tỉ đồng mỗi năm, nhiều nông dân ở tỉnh Bến Tre đã có những cách làm ăn mới, ví như họ đã kết hợp với những nông dân khác để có nguồn cung nông sản với sản lượng lớn, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Giá cà phê: có ổn định mới giữ vững xuất khẩu (Nguyễn Quang Bình): Dù thị trường cà phê thế giới trải qua những biến động rất căng, nhưng giá cà phê nội địa ổn định là một điều cần thiết để giữ vững thị phần cà phê Việt Nam.

Chăm sóc sức khỏe: một loại hàng hóa đặc biệt (TS.BS. Phạm Minh Triết): Liệu có nên áp dụng hoàn toàn cơ chế thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào bản chất đặc biệt của dịch vụ này và những tác động mà nó mang lại cho xã hội.

Để việc chuyển nhượng vốn suôn sẻ (Nguyễn Nhật Dương - Chu Lê Quỳnh Ngân): Không ít công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu khi chuyển nhượng 100% vốn đã gặp nhiều vướng mắc về thuế do không nắm rõ nghĩa vụ thuế quan trọng cũng như các công việc cần thực hiện trong quá trình chuyển nhượng vốn.

Chuyện ổ bánh mì giòn tan (Nguyễn Hữu Phước): Ổ bánh mì giòn tan thơm ngon của Việt Nam cần được quảng bá như một biểu tượng văn hóa ẩm thực quốc gia và cần được xem xét điều chỉnh các “vấn đề còn vướng” cho phù hợp với thị trường quốc tế, để bánh mì Việt Nam không chỉ nổi tiếng mà còn phổ biến rộng rãi trên thế giới.

Thông tư 29 và sự tôn nghiêm của giáo dục! (Nguyễn An Nam): Lẽ ra, theo lý thuyết thì các thông tư, quy định của ngành giáo dục chỉ cần dừng lại, đảm bảo điều kiện giáo dục tốt nhất ở trong khoanh vùng phạm vi nhà trường. Nhưng hiện nay, từ những phát sinh như vấn đề dạy thêm học thêm, câu chuyện thực tế đã khác.

Thay đổi thủy khí hậu làm trầm trọng thời tiết cực đoan (Anh Vũ): Cú tát thủy khí hậu đang làm trầm trọng thêm hệ quả của các kiểu thời tiết cực đoan ở quy mô toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Do vậy, các nghiên cứu bây giờ không chỉ tập trung vào lượng mưa mà còn xoáy vào sự gia tăng nhu cầu bốc hơi từ mặt đất, mặt nước và thảm thực vật bao gồm cây trồng nông nghiệp…

Cân bằng động và năng lực động - hai từ khóa quan trọng trong thực hành ESG (Hoàng Châu): Dòng sách quản trị doanh nghiệp của Anbooks đã có thêm một cuốn mới: “ESG quan trọng nhưng không đặc biệt hơn” của tác giả Phạm Việt Anh. Cuốn sách nhằm làm rõ một số khái niệm cơ bản, gây tranh cãi nhiều về sự khác biệt giữa quản trị bền vững và phát triển bền vững, cũng như làm rõ một số vấn đề mâu thuẫn trong thực tế liên quan đến lý thuyết và thực hành ESG.

Tản mạn chuyện chùa chuyện sông… (Trần Thanh Bình): Gần chợ dễ bán dễ mua. Gần sông tắm mát gần chùa nghe kinh!”. Mua nhà, tìm được như vậy là nhất, nhưng về nhì thì cũng tàm tạm vì nghe được cái chộn rộn của chợ, nếp thanh tịnh của chùa. Bởi, cũng khó mà tìm được gần sông, view ấy đắt lắm. Ở thành phố mà hàng ngày hưởng được gió sông, dễ gì…

Nhu cầu vàng tại Trung Quốc được dự báo vẫn mạnh mẽ (Lạc Diệp): Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, nhu cầu tiêu thụ vàng tại Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2025 khi người tiêu dùng và các tổ chức đầu tư đều xem vàng là tài sản trú ẩn an toàn trước những rủi ro thị trường.

Kinh tế Đức đối mặt nhiều yếu tố khó lường trong năm 2025 (Song Thanh): Sau hai năm suy giảm liên tiếp, và chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử liên bang, bầu không khí lo âu vẫn đang bao trùm kinh tế Đức. Những kịch bản nào đang chờ đợi nền kinh tế lớn nhất châu Âu?

Doanh nghiệp Mỹ lúng túng vì DEI (Nguyễn Vũ): Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang liên tục tung ra những đòn thuế mạnh mẽ nhằm vào các đối tác thương mại. Canh bạc thuế quan này liệu sẽ mang lại những tác động gì cho nước Mỹ?

Mời bạn đọc đón xem!

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/so-8-2025-lua-chon-nao-cho-nguyen-tac-phat-trien-ai/
Zalo