Sinh viên Lào, Campuchia trải nghiệm một ngày làm nông dân Việt

Hoạt động trên nhằm giới thiệu đến sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM về tình hình nông nghiệp, đời sống nông dân, diện mạo nông thôn, nền nông nghiệp đô thị, các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TPHCM.

Ngày 22/9, Hội Nông dân TPHCM đã tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế "Một ngày làm nông dân" cho sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM với chủ đề "Sinh viên Lào, Campuchia với biển, đảo Việt Nam" tại huyện Cần Giờ.

Hoạt động trên nhằm thực hiện Đề án “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM 2021 - 2025” của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM.

Chương trình giới thiệu đến sinh viên Lào, Campuchia về tình hình nông nghiệp, đời sống nông dân, diện mạo nông thôn, nền nông nghiệp đô thị, các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

Trải nghiệm "Một ngày làm nông dân", các sinh viên Lào, Campuchia có dịp tham quan, tìm hiểu những mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với tìm hiểu biển, đảo Việt Nam, góp phần giới thiệu hình ảnh TPHCM phát triển năng động, sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Bà Huỳnh Thị Kim Xuyến - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nông dân TPHCM và Đại tá Lâm Văn Huy - Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội biên phòng (BĐBP) TPHCM tham gia chương trình cùng 40 sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM, đại diện 55 gia đình nuôi các sinh viên Lào, Campuchia.

Tại chương trình, bà Huỳnh Thị Kim Xuyến chia sẻ: Hy vọng thông qua chương trình này, các đại biểu và các em sinh viên Lào, Campuchia sẽ có nhiều kỷ niệm thật đẹp với nét đẹp thiên nhiên của rừng ngập mặn và biển, đảo cùng sự thân thiện của người dân vùng đất Cần Giờ nói riêng và TPHCM nói chung.

 Đoàn bắt đầu chuyến tham quan sau khi chụp ảnh lưu niệm dưới tượng đài Bác Hồ, bên trong Đền thờ Anh hùng, liệt sĩ Rừng Sác - Cần Giờ. Ảnh: Thanh Tâm

Đoàn bắt đầu chuyến tham quan sau khi chụp ảnh lưu niệm dưới tượng đài Bác Hồ, bên trong Đền thờ Anh hùng, liệt sĩ Rừng Sác - Cần Giờ. Ảnh: Thanh Tâm

Tại Cần Giờ, các đại biểu và sinh viên Lào, Campuchia đã đến viếng và dâng hương tại Đền thờ Anh hùng liệt sĩ Rừng Sác. Các đại biểu và sinh viên Lào, Campuchia trải nghiệm bắt nghêu, pha chế thức uống từ mật dừa nước, tham quan vườn nhãn của hộ nông dân Út Ngọc tại Thị trấn Cần Thạnh; tham quan và nghe thuyết minh giới thiệu về khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; tham quan giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Hải đội Biên phòng 2 (BĐBP TPHCM) với chủ đề "Sinh viên Lào, Campuchia với biển, đảo Việt Nam". Ảnh: Thanh Tâm

Tại Cần Giờ, các đại biểu và sinh viên Lào, Campuchia đã đến viếng và dâng hương tại Đền thờ Anh hùng liệt sĩ Rừng Sác. Các đại biểu và sinh viên Lào, Campuchia trải nghiệm bắt nghêu, pha chế thức uống từ mật dừa nước, tham quan vườn nhãn của hộ nông dân Út Ngọc tại Thị trấn Cần Thạnh; tham quan và nghe thuyết minh giới thiệu về khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; tham quan giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Hải đội Biên phòng 2 (BĐBP TPHCM) với chủ đề "Sinh viên Lào, Campuchia với biển, đảo Việt Nam". Ảnh: Thanh Tâm

Trải nghiệm thu hoạch nghêu tại bãi biển 30/4, xã Long Hòa. Ảnh: Thanh Tâm

Trải nghiệm thu hoạch nghêu tại bãi biển 30/4, xã Long Hòa. Ảnh: Thanh Tâm

Sinh viên Lào, Campuchia với thành quả của một buổi làm nông dân thu hoạch nghêu. Ảnh: Thanh Tâm

Sinh viên Lào, Campuchia với thành quả của một buổi làm nông dân thu hoạch nghêu. Ảnh: Thanh Tâm

Các bạn sinh viên thích thú với trải nghiệm thưởng thức nhãn ở xứ biển. Bạn Luibouathong Anophone tâm sự: "Em cảm thấy vui vì được tham gia hoạt động này. Hôm nay em đã được bắt nghêu như một người nông dân nên nhận ra là việc này không phải dễ dàng như mình suy nghĩ, cũng vui, cũng mệt. Và hôm nay em đã được đi tham gia các hoạt động với các bạn Lào-Campuchia. Chúng em có giao lưu văn hóa với nhau. Đối với em hôm nay là một ngày trải nghiệm đáng nhớ, một kỷ niệm thật đẹp". Ảnh: Thanh Tâm

Các bạn sinh viên thích thú với trải nghiệm thưởng thức nhãn ở xứ biển. Bạn Luibouathong Anophone tâm sự: "Em cảm thấy vui vì được tham gia hoạt động này. Hôm nay em đã được bắt nghêu như một người nông dân nên nhận ra là việc này không phải dễ dàng như mình suy nghĩ, cũng vui, cũng mệt. Và hôm nay em đã được đi tham gia các hoạt động với các bạn Lào-Campuchia. Chúng em có giao lưu văn hóa với nhau. Đối với em hôm nay là một ngày trải nghiệm đáng nhớ, một kỷ niệm thật đẹp". Ảnh: Thanh Tâm

Bà Huỳnh Thị Kim Xuyến - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nông dân TPHCM đang giới thiệu về đặc tính cây nhãn cho các bạn sinh viên. Nhãn là cây trồng cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chịu hạn khá tốt. Nhãn ưa đất cát pha, đất thịt và đất xám. Tại Cần Giờ, nhãn được trồng ở trên đất cát ven biển. Nhãn chịu úng kém nên cần phải làm mương thoát nước. Địa điểm thực hiện mô hình phải có điện để vận hành hệ thống tưới phun mưa. Nhãn không cần nhiều công lao động và nước tưới như các cây trồng khác. Ảnh: Thanh Tâm

Bà Huỳnh Thị Kim Xuyến - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nông dân TPHCM đang giới thiệu về đặc tính cây nhãn cho các bạn sinh viên. Nhãn là cây trồng cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chịu hạn khá tốt. Nhãn ưa đất cát pha, đất thịt và đất xám. Tại Cần Giờ, nhãn được trồng ở trên đất cát ven biển. Nhãn chịu úng kém nên cần phải làm mương thoát nước. Địa điểm thực hiện mô hình phải có điện để vận hành hệ thống tưới phun mưa. Nhãn không cần nhiều công lao động và nước tưới như các cây trồng khác. Ảnh: Thanh Tâm

 Các bạn sinh viên Lào, Campuchia pha chế thức uống từ mật dừa nước. Ảnh: Thanh Tâm

Các bạn sinh viên Lào, Campuchia pha chế thức uống từ mật dừa nước. Ảnh: Thanh Tâm

Bạn Thimahaxay Roungvilay, sinh viên năm 4, ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường, trường Đại học Văn Lang cảm xúc: "Là sinh viên học tập ở nước bạn nên chúng em gặp không ít khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán... Nhờ có những chương trình như hôm nay, chúng em có cơ hội được tìm hiểu thêm về văn hóa, trang phục truyền thống, ẩm thực của Việt Nam. Hoạt động một phần nào đó giúp chúng em có được sự hiểu biết cần thiết về đất nước mà bản thân mình đang học tập và sinh sống. Thông qua những hoạt động trên, bản thân chúng em càng muốn gắn bó với văn hóa và con người Việt Nam. Từ chương trình lần này, chúng em cũng cảm nhận được rõ sự quan tâm sâu sát của các tổ chức đoàn thể, Ban chấp hành Hội nông dân TPHCM đến việc tổ chức các hoạt động giúp hỗ trợ, gắn kết sinh viên Lào - Campuchia đang học tập trên địa bàn Thành phố. Đây thật sự là những sự hỗ trợ về mặt tinh thần rất lớn đối với chúng em khi phải học tập xa quê hương. Nhờ có chương trình này mà các sinh viên Lào - Campuchia chúng em cũng có cơ hội được giới thiệu đến với các bạn Việt Nam về các nét văn hóa đặc trưng mà chúng em cũng rất tự hào của đất nước mình."

 Những cây táo do cán bộ-chiến sĩ TPHCM và sinh viên nước bạn trồng. Cây táo là loại cây đặc biệt, sức sống dẻo dai, thích nghi với nhiều đặc tính môi trường. Ảnh: Thanh Tâm

Những cây táo do cán bộ-chiến sĩ TPHCM và sinh viên nước bạn trồng. Cây táo là loại cây đặc biệt, sức sống dẻo dai, thích nghi với nhiều đặc tính môi trường. Ảnh: Thanh Tâm

Dịp này Ban tổ chức chương trình đã trao 10 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho con cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại Hải đội Biên phòng 2, BĐBP TPHCM.

Phạm Nguyễn - Thanh Tâm

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/sinh-vien-lao-campuchia-trai-nghiem-mot-ngay-lam-nong-dan-viet-post1675482.tpo
Zalo