Sinh đôi nhưng ra đời cách nhau 5 tuần, vì sao?

Bệnh viện Hà Nội vừa có kỳ tích khi cặp song sinh chào đời cách nhau 5 tuần.

Sinh đôi không cùng giờ cùng ngày

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, thông thường mỗi em bé trong các ca sinh đôi, sinh ba sẽ chào đời cách nhau chỉ vài phút, nhưng có khi cách nhau cả tuần, thậm chí nhiều tuần.

Theo nghiên cứu, thông thường, con người sẽ chỉ sinh một con trong mỗi lần mang thai, nhưng cũng có những trường hợp sinh đôi, sinh ba, sinh tư, thậm chí nhiều hơn. Những trường hợp này được gọi là đồng sinh.

Một phôi thai được hình thành khi một trứng được một tinh trùng duy nhất thụ tinh, tạo thành hợp tử. Hợp tử sẽ phát triển thành một phôi và hình thành nên một em bé trong tử cung của người mẹ.

Sinh đôi nhưng không giống nhau, không trùng sinh nhật, vì sao? - Ảnh minh họa/ Nguồn: Intenet

Sinh đôi nhưng không giống nhau, không trùng sinh nhật, vì sao? - Ảnh minh họa/ Nguồn: Intenet

Nhưng trong quá trình thụ thai, nếu 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng, xuất hiện 2 phôi đồng thời phát triển cùng lúc trong tử cung thì được gọi là mang thai đôi khác trứng.

Đối với các cặp song sinh giống hệt chỉ xảy ra khi có cùng trứng. Nghĩa là một trứng được thụ tinh và phân chia thành hai phôi và mang gene giống hệt nhau. Trường hợp này gọi là song sinh đơn hợp tử. Những em bé khi sinh ra sẽ có vẻ ngoài tựa như được "photocopy" của nhau, giống hệt từ màu da, hình dạng khuôn mặt, kiểu tóc và cả giới tính. Song sinh đơn hợp tử sẽ chỉ sinh ra hai nam hoặc hai nữ.

Ngược lại, nếu hai trứng được thụ tinh bởi hai tinh trùng của người bố sẽ tạo nên cặp song sinh khác trứng. Cặp song sinh không giống nhau sẽ có mức độ tương đồng về mặt di truyền thấp, chỉ tương đương hai anh em ruột bình thường mà không có chung gene giống như cặp song sinh giống hệt nhau. Các bé sẽ có sự khác biệt nhỏ về sắc tố da, màu mắt, kiểu tóc.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao có những cặp song sinh nam hoặc song sinh nữ, cũng có song sinh nam nữ.

trường hợp song sinh không trùng ngày thụ thai. Khoa học gọi đây là hiện tượng "mang thai trong khi đang mang thai".

Theo các nghiên cứu y học, có 3 hiện tượng xuất hiện ngay thời điểm người phụ nữ bắt đầu mang thai.

Thứ nhất: cơ thể không còn rụng trứng. Ở những trường hợp bình thường, một buồng trứng sẽ giải phóng trứng theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng điều này sẽ không xảy ra khi trứng gặp tinh trùng. Bởi khi đó, người phụ nữ bắt đầu mang thai và cơ thể tiết ra hormone để ngăn quá trình rụng trứng.

Thứ hai: tinh trùng khó "bơi" vào bên trong hơn. Ngay khi một trứng được thụ tinh, chất nhờn nhiều hơn và tích tụ trong ống cổ tử cung, tạo thành một "nút" chặn sự di chuyển của tinh trùng vào bên trong.

Thứ ba: tử cung chỉ đủ chỗ cho một phôi thai. Khi phôi được hình thành trong tử cung, một cơ chế sinh học kỳ diệu của cơ thể phụ nữ xuất hiện và ngay lập tức tử cung "không cho phép" một phôi khác làm tổ trong đó.

Nếu tất cả những yếu tố này xảy ra không đồng thời, hoặc không xảy ra thì hai thai kỳ sẽ xảy ra cùng một lúc, nhưng kết quả là các thai nhi sẽ ở các giai đoạn phát triển thai khác nhau.

Sự bí hiểm trong sinh sản ở người

Về hiện tượng song sinh không trùng sinh nhật được giải thích, thông thường, mỗi em bé trong các ca sinh đôi, sinh ba sẽ chào đời cách nhau chỉ vài phút. Nhưng y khoa thế giới ghi nhận nhiều ca sinh đôi cách nhau cả tuần, thậm chí nhiều tuần. Những trường hợp này được coi là đặc biệt hiếm trong sinh sản ở người.

Một ca sinh đôi khác ngày sẽ diễn ra khi thai phụ sinh non. Sau đó các bác sĩ có thể can thiệp y học để tạm dừng quá trình chuyển dạ và giữ (những) thai còn lại trong tử cung của mẹ để phát triển và chờ đủ ngày.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân thú vị khiến song sinh khác ngày, thậm chí khác năm, đó là khi người mẹ chuyển dạ và sinh con vào thời điểm nửa đêm, một em bé sinh ra vào đêm hôm trước và em bé thứ hai sinh ra vào những phút đầu tiên của ngày mới, hoặc năm mới.

Thực tế thế giới cũng đã ghi nhận kỷ lục trước cặp song sinh chào đời cách nhau xa nhất là 97 ngày. Đó là Leonie và Liana được sinh ra từ Cô Oxana đến từ Cologne, Đức. Được biết, Oxana bắt đầu chuyển dạ khi mới mang thai 26 tuần và sinh Liana sớm vào ngày 17/11/2018, Lúc này Liana chỉ nặng gần 1kg và được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt.

Ba tháng sau, ngày 22/2/2019, bé gái Leonie cuối cùng đã chào đời muộn 4 ngày so với ngày dự sinh và nặng 3,7kg. Như vậy, cùng là một cặp song sinh nhưng cô chị Liana sẽ tổ chức sinh nhật sớm hơn cô em Leonie 3 tháng và lớn hơn 1 tuổi nếu tính theo năm.

Một phát ngôn viên của bệnh viện cho biết sau khi một trong hai bé sinh đôi được đẻ non, cổ tử cung của Oxana đã đóng lại và bé còn lại có thể tiếp tục phát triển trong bụng mẹ.

Giám đốc thai sản, Tiến sĩ Uwe Schellenberger nói: “Sau khi bé thứ nhất chào đời, chúng tôi nhận thấy các điều kiện về nhau thai, nước ối của bệnh nhân đều tốt, các cơn co thắt cũng đã dừng nên quyết định để cô ấy mang thai thêm càng lâu càng tốt”.

Ông nói thêm: “Đây là một trường hợp hiếm gặp đối với phòng khám thai sản của chúng tôi, nhưng đây không phải là lần đầu tiên cặp song sinh chào đời vào những ngày khác nhau tại bệnh viện này.”

Leonie và Liana được sinh ra cách nhau tổng cộng 97 ngày, lập kỷ lục mới về cặp sinh đôi chào đời cách xa nhau nhất. Kỷ lục trước đó thuộc về cặp song sinh cách nhau 87 ngày, được sinh ra ở Ireland vào năm 2012.

Các chuyên gia sản phụ kết luận, sinh đôi không có nghĩa là hai đứa trẻ được sinh ra cùng giờ hay cùng ngày. Nguyên nhân là do có biến chứng trong chu kì mang thai, đứa trẻ sau sẽ được sinh ra khi tử cung đã có đủ điều kiện và những yếu tố an toàn không gây hại cho bào thai.

Những điều thú vị khác về những cặp song sinh

- Khoảng 40% cặp song sinh có ngôn ngữ riêng của chúng. Nhiều cặp song sinh được sinh ra chỉ sử dụng ngôn ngữ cá nhân, và chỉ có người còn lại mới có thể hiểu được ngôn ngữ. Những người khác, thậm chí là cả cha mẹ cũng khó hiểu và không thể giải mã. Hiện tượng này trong y học gọi là là hiện tượng Idioglossia.

- Những cặp song sinh cũng có mùi cơ thể và mùi mồ hôi giống nhau.

- Các cặp song sinh có thần giao cách cảm, chẳng hạn như bệnh tật hoặc chết cùng một lúc, ngay cả khi không ở cùng một bệnh viện, mắc cùng bệnh hay cái chết của một người thì người còn lại sẽ cảm nhận được.

Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi họ có cùng kết cấu sóng não. Nó đã được các nhà khoa học chứng minh khi phân tích các sóng não trên cơ thể của hàng ngàn cặp song sinh. Tuy nhiên, yếu tố này cũng phụ thuộc vào môi trường sống và những trải nghiệm thực tế giống nhau nên họ có các phản ứng tương tự như anh chị em của mình.

- Những cặp song sinh (đặc biệt là cặp song sinh cùng trứng) có chu kỳ kinh nguyệt (bao gồm cả chu kỳ trí tuệ, chu kỳ thể chất, chu kỳ tình cảm) gần như giống nhau. Khi đối mặt với biến đổi khí hậu hoặc sự thay đổi của các yếu tố môi trường, cơ thể của họ sẽ có các phản ứng gần như tương tự. Đặc biệt là trong một số trường hợp còn hoàn toàn phụ thuộc vào các bệnh di truyền.

- Các cặp song sinh có một điều kỳ lạ trong hành vi, đó là nếu một người trong cặp song sinh sử dụng tay phải, song người còn lại sẽ thuận tay trái.

Thúy Nga

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/sinh-doi-nhung-ra-doi-cach-nhau-5-tuan-vi-sao-2068411.html
Zalo